Bài 20. Cấu tạo trong của phiến lá

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phương Thảo
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Gia Khánh
3 tháng 12 2016 lúc 11:52

Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.

Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất

*Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm một số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm một số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
 

Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 12 2016 lúc 16:38

Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm một số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.

 

dinh văn thọ
Xem chi tiết
Hà Ngân Hà
10 tháng 12 2016 lúc 21:51

1. Nêu đặc điểm phân biệt lá đơn và lá kép. Cho ví dụ (từ 3 VD trở lên).

#Lá đơnLá kép
Đặc điểm- Cuống lá không phân nhánh, chỉ mang một phiến lá
- Nách cuống lá có 1 chồi
- Khi lá rụng thì cuống lá và phiến lá rụng cùng 1 lúc, để lại vết sẹo trên thân hoặc cành
- Lá có 1 cuống chính. Trên cuống lá mang nhiều lá nhỏ, gồm nhiều phiến lá và cuống nhỏ không có chồi gọi là lá chét.
- Ở nách cuống chính có một chồi
- Khi rụng thì lá chét rụng trước và cuống chính rụng sau (Ngoại trừ lá cau, lá dừa)
Các dạng lá

- Lá nguyên: Mít, xoài, …

- Lá răng cưa: Gai, dâu tằm, hoa hồng, …

- Lá có thùy: Ké hoa đào, mướp, …

- Là phân thùy: Đu đủ, thầu dầu, lá cà dại, …

- Lá xẻ (chẻ) thùy: Sao nhái, ngải cứu, khoai mì, ...

- Lá kép lông chim: dọc theo cuống chính mang hai hàng lá, gồm có:Lá kép lông chim chẵn: tận cùng bằng 2 lá chét: lá muồng, lá phượng, …Lá kép lông chim lẻ: tận cùng bằng 1 lá chét: lá khế, lá hoa hồng, …- Lá kép chân vịt: các lá chét gắn cùng 1 điểm. Số lượng lá chét có thể là: 3, 5, 7, ...: lá cao su gồm 3 lá chét, lá gòn gồm 5- 7 lá chét, ...

2. Nêu cấu tạo trong của phiến lá và chức năng của mỗi phần.

- Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá. Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau. Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.

3. Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt và cho biết ý nghĩa của quá trình quang hợp?

- Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi.

- Sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp: Nước + Khí cacbonic, ánh áng => tinh bột + Khí ôxi

-Ý nghĩa quá trình quang hợp: Quang hợp của cây xanh cung cấp chất hữu cơ (tinh bột) và khí oxi cho hầu hết các sinh vật trên trái đất kể cả con người. Đồng thời cây xanh còn hút khí cabonic làm trong lành không khí.

Nguyễn Trần Thành Đạt
6 tháng 12 2016 lúc 22:00

Quang hợp là quá trình mà qua đó thực vật, một số vi khuẩn và những cơ thể sống nguyên thủy, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời để tạo ra đường, thứ mà hô hấp của tế bào biến nó thành ATP, loại nhiên liệu được sử dụng cho mọi hoạt động sống.

Sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp.

Nước + khí cacbônic —---- > tinh bột + khí ôxi

Những yếu tố cần thiết cho quang hợp là:

- Nước là nguổn nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.

- Khí cacbônic cũng là nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.

- Ánh sáng cần cho quang hợp. nếu không có ánh sáng cây không tiến hành quang hợp được. Nhu cầu ánh sáng của các loại cây khác nhau.

nguyễn trần minh
7 tháng 12 2016 lúc 20:12

- Quang hợp là quá trình cây nhờ có chất diệp lục , sử dụng nước , khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi

chất diệp lục

- Nước + khí cabonic ------------> tinh bột + khí oxi

ánh sáng

- Các chất hữu cơ và khí oxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên Trái Đất kể cả con người

Phi Hùng YM
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 12 2016 lúc 23:09

Lỗ khí có chức năng giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.

Đặc điểm phù hợp với chức năng đó là: Lỗ khí nằm trên biểu bì và thường tập trung ở mặt dưới (mặt trên hầu như không có hoặc có rất ít). Lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá, nên thuận tiện cho việc trao đổi khí và thoát hơi nước.


 

bảo nam trần
12 tháng 12 2016 lúc 20:17

Lỗ khí có chức năng giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.

Dạ Nguyệt
12 tháng 12 2016 lúc 20:19

Lỗ khí có chức năng giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.
 

Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 12 2016 lúc 23:08

Lỗ khí có chức năng giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.

Đặc điểm phù hợp với chức năng đó là: Lỗ khí nằm trên biểu bì và thường tập trung ở mặt dưới (mặt trên hầu như không có hoặc có rất ít). Lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá, nên thuận tiện cho việc trao đổi khí và thoát hơi nước.


 

bảo nam trần
12 tháng 12 2016 lúc 21:58

Lỗ khí có chức năng giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước

Quốc Đạt
13 tháng 12 2016 lúc 10:52

Lỗ khí có chức năng hô hấp , hấp thu khí cacbonic và thải ra khí ô-xi .

lỗ khí ở thực vật thôi nhé .

Quang Thắng
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Việt
15 tháng 12 2016 lúc 13:01

+ Sơ đồ quá trình quang hợp:undefined + Sơ đồ quá trình hô hấp:

undefined

Mối quan hệ giữa hai quá trình này:

- Hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau vì sản phẩm của quang hợp là nguyên
liệu của hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu của quang hợp.
- Hô hấp và quang hợp cần có nhau nên liên hệ chặt chẽ với nhau;
+ Hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tảo.
+ Quang hợp và mọi hoạt động sống của cây cần năng lượng do hô hấp sản ra.

Bình Trần Thị
14 tháng 12 2016 lúc 22:54

Quang hợp,Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp,phát biểu khái niệm đơn giản về quang hợp,Sinh học Lớp 6,bài tập Sinh học Lớp 6,giải bài tập Sinh học Lớp 6,Sinh học,Lớp 6

Bình Trần Thị
14 tháng 12 2016 lúc 22:56

hai quá trình này đối lập nhau.nhưng liên quan mật thiết với nhau.quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại,( sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu cho hô hấp và sản phẩm của hô hấp lại là nguyên liệu cho quang hợp.)

Trần Hà Quỳnh Như
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
24 tháng 12 2016 lúc 11:36

hai quá trình này đối lập nhau.nhưng liên quan mật thiết với nhau.quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại( sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu cho hô hấp và sản phẩm của hô hấp lại là nguyên liệu cho quang hợp.)

Cửu vĩ linh hồ Kurama
24 tháng 12 2016 lúc 9:27

Là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng Mặt trời thành năng lượng hóa học dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Nói một cách khác, quang hợp là quá trình biến đổi các chất vô cơ đơn giản thành các hợp chất hữu cơ phức tạp có hoạt tính cao trong cơ thể thực vật dưới tác dụng của ánh sáng Mặt Trời và sự tham gia của hệ sắc tố thực vật.

Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Lan Hương
1 tháng 3 2017 lúc 20:57

Khi nuôi cá cảnh trong bể kính mà thả thêm các loại rong sẽ có tác dụng là:

+Cung cấp thức ăn cho cá.

+Cung cấp khí oxi cho cá.

+Làm bể cá đẹp hơn.

Valentine
1 tháng 3 2017 lúc 20:22

Vì rong hút khí cacbonic và thải ra khí ô xi cung cấp thêm cho cá

phuong phuong
1 tháng 3 2017 lúc 20:24

để cung cấp thức ăn và bổ sung ôxi cho cá

Thu Lê
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
18 tháng 9 2017 lúc 15:09
Gân lá song song

Là đặc tính của phiến lá nhiều cây đơn tử diệp, các gân song song thường có độ lớn gần bằng nhau và chạy dọc theo lá; các gân dọc nầy có thể được nối nhau bằng những gân nhỏ, mảnh hơn. Ví dụ như ở mía, lúa, lan … Ta có thể xem lá gân song song như là lá chỉ gồm có một gân chính nhưng gân chính nầy dẹp như bị cán ra nên các bó của nó xa nhau và giữa các bó là diệp nhục.

Ở lá kè (Livistona), thốt lốt (Borassus), mật cật (Rhapis) … gân chính như bị xòe ra ở một điểm nên lá gồm nhiều lá phụ bức xạ.

Gân hình cung cũng được xem là thuộc kiểu gân song song; gặp ở cây song tử diệp như mã đề (Plantago).

Gân lá hình mạng

Thường gặp ở cây song tử diệp, các gân lá có kích thước to nhỏ khác nhau và tạo thành mạng phân nhánh liên kết với nhau. Trong hệ gân hình mạng, những gân lớn thường nổi lên ở mặt dưới, các gân nhỏ hơn thường chìm trong mô của diệp nhục. Tùy theo cách sắp xếp của các gân lớn trong phiến lá mà hệ gân nầy được chia:

* Gân hình lông chim có gân giữa to nhứt hay còn gọi gân chính; từ gân giữa phân ra hai hàng gân phụ hai bên song song nhau, đối nhau từng cặp hay so le nhau.

* Gân hình chân vịt với các gân chính lớn có kích thước gần bằng nhau xuất phát từ gốc của phiến lá và rời nhau đi về mép của phiến lá, trông giống các ngón chân vịt. Ví dụ gân lá đu đủ, khoai mì…

* Gân hình lọng có cuống lá thay vì gắn ở bìa phiến lá lại gắn ở giữa phiến lá như ở lá sen, súng … Các gân chính đi từ giữa lá và tỏa tròn ra mép của phiến lá.

Trong hệ gân lá hình mạng, hệ gân lông chim được xem là kiểu khởi sinh, và

trong mọi trường hợp, gân phân tới mép phiến lá được xem là kiểu nguyên thủy.

Thu Lê
Xem chi tiết
Giang
23 tháng 9 2017 lúc 11:35

Trả lời:

* Đặc điểm của lá đơn:

+ Cuống lá không phân nhánh, chỉ mang một phiến lá.

+ Nách cuống là có một chồi.

+ Khi lá rụng thì cuống lá và phiến lá rụng cùng một lúc, để lại vết sẹo trên thân hoặc cành.

* Đặc điểm của lá kép:

+ Lá có một cuống chính. Trên cuống lá mang nhiều lá nhỏ, gồm nhiều phiến lá và cuống nhỏ không có chồi gọi là lá chét.

+ Ở nách cuống chính có một chồi.

+ Khi rụng thì lá chét rụng trước và cuống chính rụng sau (trừ lá cau, lá dừa).

Chúc bạn học tốt!

Viper
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
25 tháng 10 2017 lúc 16:52

+ Đặc điểm phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá: lớp tế bào biểu bì xếp rất sát nhau, có vách phía ngoài dày

+ Đặc điểm phù hợp với chức năng cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong: biểu bì cấu tạo bởi một lớp tế bào trong suốt

+ Hoạt động của lỗ khí giúp trao đổi khí và thoát hơi nước là hoạt động đóng mở lỗ khí