Bài 18. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Phạm
Xem chi tiết
︵✰Ah
25 tháng 1 2021 lúc 21:00

. Lê Duẩn

  Đồng chí Lê Duẩn (tên thật là Lê Văn Nhuận) sinh ngày 07-04-1907. Đồng chí quê ở xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1928, đồng chí tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1930, đồng chí là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương.

      Năm 1937, đồng chí giữ chức Bí thư xứ uỷ Trung Kỳ. Năm 1940, đồng chí bị địch bắt và kết án 10 năm tù. Năm 1946, đồng chí ra Hà Nội. Cuối năm 1946, Trung ương cử đồng chí vào lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

      Từ 1954-1957, đồng chí ở lại miền Nam lãnh đạo phong trào cách mạng. Năm 1957, đồng chí được điều ra trung ương công tác. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1978, đồng chí làm Bí thư Quân uỷ trung ương.

      Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Tháng 03-1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí Lê Duẩn tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

       Ngày 10-07-1986, đồng chí Lê Duẩn từ trần. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

   . Nguyễn Văn Linh    

   Đồng chí Nguyễn Văn Linh (tên thật là Nguyễn Văn Cúc) sinh ngày 01-07-1915. Đồng chí quê ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Năm 1929, đồng chí tham gia học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo. Ngày 01-05-1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, bị kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, đồng chí được trả tự do. 

       Năm 1936, đồng chí được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, hoạt động ở Hải Phòng và Hà Nội. Năm 1939, đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Sài Gòn, sau đó được Đảng điều ra Trung Kỳ để lập lại xứ uỷ Trung Kỳ. Năm 1941, đồng chí Nguyễn Văn Linh bị bắt ở Vinh, bị kết án 5 năm tù và bị đày ra Côn Đảo.

       Năm 1945, đồng chí hoạt động ở miền Tây, Sài Gòn - Chợ Lớn với cương vị Bí thư Thành uỷ, Bí thư đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1949-1960, đồng chí là Uỷ viên và quyền Bí thư xứ uỷ Nam Bộ. Năm 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, làm Bí thư, Phó Bí thư Trung ương cục miền Nam.

       Năm 1976, đồng chí giữ chức vụ Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giữ chức Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của trung ương, Trưởng ban Dân vận và Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến năm 1980.

       Năm 1981, đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1985, đồng chí được Ban Chấp hành trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.       

       Tháng 12-1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam kiêm chức Bí thư Đảng uỷ quân sự trung ương (năm 1987).    

       Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 06-1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 07-1996), đồng chí được tôn vinh làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

      Ngày 27-04-1998, đồng chí Nguyễn Văn Linh tạ thế để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân. Đồng chí đã được tặng thưởng huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương cao quý khác.

     . Đỗ Mười    

    Đồng chí Đỗ Mười (tên thật là Nguyễn Duy Cống) sinh ngày 02-02-1917.   Quê ở Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1936, đồng chí tham gia phong trào mặt trận bình dân. Năm 1936, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1941, đồng chí bị địch bắt và kết án 10 năm tù giam tại Hoả Lò, Hà Nội. Tháng 03-1945, đồng chí vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh uỷ Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông.

       Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí Đỗ Mười giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông. Từ năm 1946 đến 1954, đồng chí giữ các chức vụ sau: Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam; Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Định; Khu uỷ viên khu III kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình; Phó Bí thư Liên khu uỷ III kiêm Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III; Chính uỷ Bộ tư lệnh Khu tả ngạn sông Hồng.

       Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1954, đồng chí Đỗ Mười giữ chức Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban Quân chính thành phố Hải Phòng. Tháng 03-1955, đồng chí được bổ sung làm uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa II. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ năm 1956-1973, đồng chí Đỗ Mười được bổ nhiệm làm Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Nội thương; Chủ nhiệm Uỷ ban vật giá Nhà nước; Trưởng phái đoàn Thanh tra Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước; Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ xây dựng.

       Đất nước thống nhất, tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị; tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 07-1981, đồng chí Đỗ Mười giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tháng 03-1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị. Năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Tháng 06-1986, đồng chí được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

       Tháng 06-1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 06-1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, đồng chí tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng. Tháng 12-1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, đồng chí Đỗ Mười được suy tôn làm cố vấn Ban Chấp hành trung ương Đảng.                 

    . Lê Khả Phiêu  

          Đồng chí Lê Khả Phiêu sinh ngày 27-12-1931. Quê ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ngày 19-06-1949, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Đồng chí Lê Khả Phiêu là cán bộ trưởng thành từ cơ sở và từ trong quân đội. Trong các cuộc kháng chiến đã trực tiếp tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu liên tục ở các chiến trường Bắc - Trung - Nam, làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn.

       Từ năm 1964-1993, đồng chí đã đảm nhận các chức vụ: Chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng; Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị Thiên; Chủ nhiệm chính trị Quân đoàn 2; Phó Chính uỷ kiêm chủ nhiệm chính trị Quân khu 9; Phó Bí thư Quân khu uỷ Quân khu 9; Thiếu tướng, Chủ nhiệm chính trị, Phó tư lệnh chính trị Mặt trận 719; Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

        Năm 1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 06-1992, tại Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ ba, khoá VII, đồng chí được bầu vào Ban Bí thư, sau đó được phân công Thường trực Ban Bí thư. Tháng 01-1994, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị. Năm 1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị.

         Ngày 26-12-1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng.             

. Nông Đức Mạnh     

  Đồng chí Nông Đức Mạnh sinh ngày 11-09-1940 tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đồng chí xuất thân trong gia đình nông dân dân tộc Tày, bản thân là công nhân lâm nghiệp. Đồng chí tham gia cách mạng năm 1958 và được kết nạp vào Đảng năm 1963.

       Năm 1958-1961, đồng chí học trung cấp nông lâm trung ương. Năm 1962-1963, đồng chí là công nhân lâm nghiệp, kỹ thuật viên điều tra trong Ty lâm nghiệp Bắc Kạn. Từ năm 1963-1965, đồng chí làm đội phó đội khai thác gỗ Bạch Thông. Năm 1965-1966, đồng chí học tiếng Nga tại trường ngoại ngữ Hà Nội. Từ 1966-1971, đồng chí là sinh viên Học viện Lâm nghiệp Lêningrát, Liên Xô.

       Năm 1972, trở về nước, đồng chí được phân công làm Phó Ban thanh tra Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Năm 1973-1974, đồng chí làm Giám đốc Lâm trường Phú Lương, Bắc Thái. Từ 1974-1976, đồng chí được cử đi học tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

       Năm 1976-1980, về Bắc Thái, đồng chí là Tỉnh uỷ viên, Phó Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái kiêm chủ nhiệm Công ty xây dựng lâm nghiệp rồi trưởng Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Từ 1980-1983, đồng chí là Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái. Từ 1984-10/1986, đồng chí làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái. Từ tháng 11/1986 - 02/1989, đồng chí làm Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Thái.

       Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng. Tháng 03-1989, đồng chí được phân công làm Trưởng ban dân tộc trung ương. Tháng 11-1989, đồng chí được bầu bổ sung Đại biểu Quốc hội khoá VIII và được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội.

       Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được trung ương bầu vào Bộ chính trị. Tháng 09-1992, đồng chí làm Chủ tịch Quốc hội khóa IX. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được trung ương bầu vào Bộ chính trị.

        Tháng 09-1997, đồng chí giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội khoá X và được phân công làm thường vụ Bộ chính trị vào tháng 01-1998.

        Tháng 04-2001, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh được trung ương bầu làm Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

 - Nguyễn Phú Trọng     

 Đồng chí Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1957 đến năm 1963,  là học sinh trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều huyện Gia Lâm (nay là quận Long Biên) Hà Nội.

      Năm 1963, học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương. Năm 1967, đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản.  Năm 1973, đồng chí được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

lê quốc huy
Xem chi tiết
LTP TV
Xem chi tiết
Lâm Sĩ Tân
3 tháng 2 2019 lúc 12:15

Tình hình hoạt động của các tổ chức cộng sản:

- Các tổ chức Cộng sản sau khi ra đời đã có nhiều hoạt động tích cực như:

+ Nhanh chóng xây dựng các cơ sở Đảng tại nhiều địa phương.

+ Trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.

+ Làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ của quần chúng nhân dân diễn ra ngày càng sôi nổi.

- Các tổ chức Cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưỡng lẫn nhau.

⟹ Tình hình trên đặt ra yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước, có đường lối, chính sách đúng đắn để lãnh đạo cách mạng Việt Nam phát triển và đi đến thắng lợi về sau.

Tôn Tuệ Như
Xem chi tiết

Đảng ra đời trong hoàn cảnh:Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ý nghĩa của Đảng là:trải qua 90 năm lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam luôn ý thức được vị trí, vai trò, trọng trách của mình trước vận mệnh dân tộc, tương lai của đất nước, tạo ra những dấu mốc quan trọng của cách mạng Việt Nam “Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại: thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội”(1).

ĐCS Việt Nam - chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời mang bản chất giai cấp công nhân, là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Do đó, lợi ích của Đảng trước hết đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động, lợi ích của toàn dân tộc. Có thể nói, sứ mệnh lịch sử của ĐCS Việt Nam là do thời đại, giai cấp và dân tộc quyết định.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng không chỉ là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong và đại biểu cho lợi ích của giai cấp, của dân tộc mà còn là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong và đại biểu cho lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đảng phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Người khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác - con đường cách mạng vô sản”(2). Để thực hiện được mục tiêu đó, Người chỉ rõ: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”(3). ĐCS Việt Nam đóng vai trò lãnh đạo nhân dân cùng một lúc phải làm tư sản cách mạng, làm dân tộc cách mạng và làm giai cấp cách mạng. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của cách mạng vô sản ở Việt Nam do ĐCS lãnh đạo và cũng là một đặc điểm của sứ mệnh lịch sử của Đảng đối với giai cấp, dân tộc và xã hội Việt Nam.

Vai trò lãnh đạo của Đảng ta được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi của Đảng khi Đảng mới thành lập, đó là: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”;... “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”;... Làm cho nước Việt Nam được độc lập;... giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản; mở mang công nghiệp và nông nghiệp;... đem lại mọi quyền lợi tự do cho nhân dân”.

anna huỳnh
Xem chi tiết
nguyen thi thanh tu
21 tháng 2 2017 lúc 10:53

1. Thu nhat la cac to chuc cong san hoat dong rieng re , gay nguy co chia re noi bo . Thu hai la phong trao cach mang viet nam theo khuynh huong vo san ngay cang phat trien o nuoc ta ( do cuoc khai thac .....) . Vi vay yeu cau buc thiet la thong nhat 3 to chuc cong san thanh 1 dang mang ten DCSVN . Voi tu cach la phan vien cua quoc te thu ba Nguyen Ai Quoc trieu tap cac dai bieu 3 to chuc tai Huong Cang Cuu Long Trung Quoc tu 6-1-1930 .

Andromeda Galaxy
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Hằng
29 tháng 1 2020 lúc 23:26

Tháng 7/1920 Bác đọc bản Sơ thảo thứ nhất Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin soạn thảo in trên báo Nhân Đạo, từ đây người xác định cách mạng nước ta phải theo là cách mạng vô sản.

Năm 1924, Bác đến Quảng Châu và mở các lớp đào tạo, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin cũng như cách đào tạo, vận động, tổ chức quần chúng...

Năm 1925, Bác thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1930, trên cơ sở các tổ chức cộng sản đang hoạt động một cách chia rẽ, Bác chủ trì hội nghị thành lập Đảng và chính thức hợp nhất các tổ chức cộng sản lại làm 1 Đảng Cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Người soạn ra Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đây được xem như là Cương lĩnh chính trị của Đảng,đây là đường lối đúng đắn của cách mạng nước ta.

Khách vãng lai đã xóa
Cấn Thu Ngân
Xem chi tiết
Bùi Quỳnh Hương
Xem chi tiết
ncjocsnoev
3 tháng 6 2016 lúc 9:24

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam :

 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

Từ khi Đảng ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối cách mạng Việt Nam thông qua  đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

Đảng ta ra đời đã đề ra đường lối cách mạng khoa học, sáng tạo. Đó là phương pháp cách mạng bằng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin...

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. 

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam :

Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.

Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng.

Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.

Soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chính cương Vắn tắt, Sách lược Vắn tắt), thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện Việt Nam.

Doraemon
3 tháng 6 2016 lúc 9:27

*Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam vì:

Khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo trong phong trào Cách mạng Việt Nam (0,5 điểm)Đã đề ra được đường lối đúng đắn, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối. Mở đầu thời kỳ Cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. (0,5 điểm)Cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của Cách mạng thế giới. (0,5 điểm)Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của Cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam. (0,5 điểm)

* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng:

Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức Cộng Sản trong nước trong việc tranh giành quyền lãnh đạo, tranh giành quần chúng, tranh giành đảng viên. (0,25 điểm)Đề ra kế hoạch và đặt ra yêu cầu cấp thiết để các tổ chức cộng sản xúc tiến việc hợp nhất, rồi đi đến thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. (0,25 điểm).Trực tiếp và chủ trì Hội nghị thành Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào ngày 3-2-1930. (0,25 điểm)Viết và thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt. Đó chính là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đã vạch ra những nét cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam. (0,25 điểm)
Nguyễn Minh Ngọc
Xem chi tiết
Võ Thu Uyên
8 tháng 1 2018 lúc 19:49
Đặc điểm hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Tân Việt Cách mạng đảng
Chủ trương Lấy chủ nghĩa Mác-Lenin làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động; các hội viên tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin vào Việt Nam, kết hợp với phong trào công nhân, p-hong trào yêu nước, tạo điều kiện cho Việt Nam thành lập Đảng; hội chủ trương "vô sản hóa" năm 1928, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp để tổ chức cho nhân dân đấu tranh, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin... Tập hợp những tri thức và thanh niên tư sản yêu nước, lúc đầu chưa có lập trường và giai cấp rõ rệt, nhưng sao chịu ảnh hưởng của hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, tổ chức này Lấy chủ nghĩa Mác-Lenin làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
Tổ chức là tổ chức trung gian để tiến tới thành lập Đẳng cộng sản; hội có cơ sở ở hầu hết các nước Có sự phân hóa trong nội bộ: Một số có khuynh hướng tư sản, phần đa có khuynh hướng vô sản; nhưng khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế; một số hội viên chuyển sang hộ Việt Nam cách mạng thanh niên
Phương pháp hành động mở lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ, xuất bản sách báo tuyên truyền chủ nghĩa Mac-Lenin; cử hội viên theo học các lớp chính trị và đại học ở nước ngoài Tích cực hoạt động trong nước, tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác-Lenin.

nguyen minh ngoc
5 tháng 1 2018 lúc 15:10

Đảng CMVN ra đời ngày 3/2/1930 là 1 tất yếu ls bởi vì:
- Đó là kết quả chín muồi của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại lịch sử mới.

- Đó là kết quả của sự chuẩn bị công phu và khoa học của lãnh tụ NAQ trên cả ba mặt chính trị tư tưởng và tổ chức.

- Đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa M-L với phong trào đấu tranh của GCCN và phong trào yêu nước của nhân dân VN trong đầu thế kỷ XX. Sự ra đời của ĐCSVN vừa thể hiện quy luật phổ biến của sự hình thành chính đảng CM của GCCN (chủ nghĩa M-L kết hợp với phong trào công nhân) vừa thể hiện quy luật đặc thù VN (chủ nghĩa M-L kết hợp với phong trào CN và p/trào yêu nước VN).

Linh Phạm
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
25 tháng 1 2021 lúc 20:39

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.

︵✰Ah
25 tháng 1 2021 lúc 20:39

Hội nghị quyết định hợp nhất ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (17/6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (11/1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (01/01/1930) thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là vào ngày 03 tháng 02 năm 1930.

Trần Thị Minh Duyên
28 tháng 1 2021 lúc 10:25

Em đưa ra câu hỏi chưa chuẩn nên dẫn đến có hai cách hiểu như hai câu trả lời của bạn Phoenix và bạn Thanh Hoàng Thanh.