Bài 16. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

Trường Sơn
Xem chi tiết
Bồ Công Anh
15 tháng 8 2016 lúc 20:48

* Công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc :
- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản – đây là công lao to lớn nhất.
- Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.

Bình luận (0)
Thiên Thiên
Xem chi tiết
Phạm Thu Uyên
1 tháng 1 2018 lúc 16:35

là chuẩn bị trực tiếp về tư tưởng, truyền bá chủ nghĩa Mác-lê nin sâu rộng vào đông đảo quần chúng nhân dân, giác ngộ ý thức đấu tranh , đoàn kết nhân dân đứng lên đấu tranh với kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, phong kiến tay sai

tích dùm mk nghen !!!

Bình luận (0)
Võ Nhật Quyên
Xem chi tiết
Sang Đỗ
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
6 tháng 2 2017 lúc 21:07

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đó là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự ra đời của Đảng đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Bình luận (0)
Hợp Tổng
Xem chi tiết
Phạm Hải Băng
22 tháng 2 2017 lúc 19:32

+ Việc truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về Việt Nam đã từng bước giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX;

+ Làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân ngày càng phát triển theo hướng vươn lên một phong trào tự giác; làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc Việt Nam.

+ Góp phần chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bình luận (0)
Rika Rikikudo
Xem chi tiết
Hà Trần
23 tháng 4 2017 lúc 11:45

Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa ( 7/1920)

Bình luận (0)
Võ Thu Uyên
8 tháng 1 2018 lúc 19:35

Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê - nin. Người hoàn toanf ti theo Lê-nin và đứng về phía quốc tế cộng sản. Người đã tìm thấy con đường cứu nước cho faan tộc Việt Nam, con đường cách mạng vô sản

Bình luận (0)
Lại Thị Khánh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
3 tháng 1 2018 lúc 15:34

Câu 1 : Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Ái Quốc.

– Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 và mất ngày 2 tháng 9 năm 1969, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Thưở sinh thời , Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).

– Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.

– Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc.

– Năm 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.

– Từ năm 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan.

– Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Sau CMT8 1945 thành công, Người được bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang.

=> Cả cuộc đời của Người cống hiến hết cho sự nghiệp cách mạng dân tộc, trở thành nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói riêng, của quốc tế cộng sản nói chung. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

– Tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu; Nhật ký trong tù…

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
3 tháng 1 2018 lúc 15:34

Câu 2: Con đường cứu nước của Bác Hồ có gì khác với người đi trước

- Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động. Còn Phan Châu Trinh lại chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.
- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học — kĩ thuật và nền văn minh phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác — Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
3 tháng 1 2018 lúc 15:35

Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ.

– Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
– Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
– Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
– Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
– Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
– Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.

Bình luận (0)
kudo shinichi (conan)
4 tháng 1 2018 lúc 15:23
thời gian sự kiện
4/8/1914 bùng nổ chiến tranh lần thứ nhất
1914- 1918 giai đoạn thứ nhất . Đức đánh pháp diễn ra ở châu âu , lan rộng thế giới . từ năm 1916 chuyển sang giai đoạn cầm cự
mùa xuân 1917 - 11/1918 giai đoạn thứ 2. phe hiệp ước phản công , phe liên minh thất bại đàu hàng
7/11/1917 cách mạng tháng mười nga thắng lợi
9/11/1918 cách mạng đức thắng lợi - lật đổ chế độ quân chủ , thành lập cộng hoà
11/11/1918 chính phủ mới ở đức đầu hàng ko điều kiện . chiến tranh kết thúc

Bình luận (0)
Hồng Quỳnh
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
15 tháng 1 2018 lúc 19:57
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1930.* Quá trình tìm đường cứu nước.- Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.- Cuối năm 1917, Người trở về Pháp.- Năm 1919, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp.- Tháng 6/1919, Người gửi tới Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi các quyền tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam.- Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin . Người đã tìm ra con đường giành độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam .- Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3 và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Người trở thành Đảng viên Cộng sản và là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
Bình luận (0)
Lê Phú Anh Khoa
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
16 tháng 1 2018 lúc 12:33

- Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động. Còn Phan Châu Trinh lại chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.
- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học — kĩ thuật và nền văn minh phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác — Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử.

Bình luận (0)