Bài 16. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

Nội dung lý thuyết

I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923)

- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

Tàu Latouche Treville, con tàu đã đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
Tàu Latouche Treville, con tàu đã đưa người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

- Từ năm 1911 - 1917, Người đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ… làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động. Người nhận ra chân lí “Giai cấp công nhân ở đâu cũng là bạn còn bọn đế quốc ở đâu cũng là thù”.

- Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. 

- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lênin và đứng về Quốc tế thứ ba. Luận cương giúp Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác - con đường cách mạng vô sản".

- Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu sự chuyển biến quyết định trong tư tưởng nhận thức và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc và Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, từ lập trường yêu nước trở thành Đảng viên đảng Cộng sản. 

Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp, ủng hộ Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Tua

- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.

- Năm 1922, ra báo “Le Paria” (Người cùng khổ) - vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài cho các báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. Những sách báo này đã được bí mật chuyển về Việt Nam.

Toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành Tua (Tours), Nguyễn Ái Quốc tham dự với tư cách là đại biểu Đông Dương, tháng 12/1920, (Nguyễn Ái Quốc ngồi đầu dãy bàn thứ hai, phía tay trái Đoàn Chủ tịch)
Toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành Tua (Tours),
Nguyễn Ái Quốc tham dự với tư cách là đại biểu Đông Dương, tháng 12-1920,
(Nguyễn Ái Quốc ngồi đầu dãy bàn thứ hai, phía tay trái Đoàn Chủ tịch)

 

@92713@

II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô ( 1923 - 1924) 

- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành.

- Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản. Tại đây, Người trình bày quan điểm về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa. Đây chính là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị tư tưởng cho sự thành lập Đảng sau này.

- Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin là bước chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

III. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 - 1925)

- Cuối 1924 Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925).

- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở các lớp huấn luyện, sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước.

- Ngoài ra công tác tuyên tuyền cũng được chú trọng: xuất bản báo Thanh niên (6/1925), cuốn sách Đường Kách Mệnh (1927).

- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có chủ trương “ Vô sản hoá”.

Tác phẩm Đường Cách Mệnh