Nêu đặc điểm của các tài nguyên du lịch
Nêu đặc điểm của các tài nguyên du lịch
Có tác dụng nhận thức nhiều hơn giải trí
• Thường tập trung ở những nơi quần cư và các thành phố lớn
• Không có tính mùa, ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên
Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian ngắn
• Những người quan tâm thường có phông văn hoá, thu nhập cao hơn và yêu cầu cũng cao hơn
• Tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu dựa trên cơ sở định tính xúc cảm và trực cảm
-đặc điểm của các tài nguyên du lịch
+Tài nguyên du lịch tự nhiên(phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt,...)
+tài nguyên du lịch nhân văn(các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống, văn hóa dân gian,...)
Chứng minh du lịch nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển.
– Vị trí: thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch .
– Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:
* Địa hình với nhiều cảnh quan đẹp .
* Các tài nguyên khác có thể khai thác để phát triển du lịch ( khí hậu, nguồn nước, sinh vật… ).
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: có nhiều di tích, lễ hội, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch .
– Các lợi thế khác về kinh tế – xã hội
+ Dân cư: tạo ra thế mạnh về thị trường, nguồn lao động .
+ Sự phát triển kinh tế – xã hội: tạo ra nhiều thuận lợi khác nhau cho sự phát triển du lịch .
– Vị trí: thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch (diễn giải).
– Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:
• Địa hình với nhiều cảnh quan đẹp (dẫn chứng).
• Các tài nguyên khác có thể khai thác để phát triển du lịch (diễn giải: khí hậu, nguồn nước, sinh vật… ).
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: có nhiều di tích, lễ hội, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch (dẫn chứng).
– Các lợi thế khác về kinh tế – xã hội
+ Dân cư: tạo ra thế mạnh về thị trường, nguồn lao động (diễn giải).
+ Sự phát triển kinh tế – xã hội: tạo ra nhiều thuận lợi khác nhau cho sự phát triển du lịch (diễn giải).
ngành ngoại thương có vai trò gì trog phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
Vai trò của Ngoại thương:
– Xuất khẩu:
+ Tạo vốn, kích thích tăng trưởng kinh tế
+ Kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ
+ Thay đổi cơ cấu kinh tế ngành
+ Tăng cường sự hợp tác quốc tế
– Nhập khẩu:
+ Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định
+ Cải thiện nâng cao mức sống nhân dân.
Hoạt động thương mại nước ta hiện nay diễn ra như thế nào ? Giải thích tại sao nội thương ở Tây Nguyên kém phát triển, còn ở Đông Nam Bộ lại phát triển mạnh ?
do các hoạt động nội thương chỉ phát triển ở những nơi tập trung đông dân cư mà Tây nguyên dân cư thưa thớt, các tỉnh ở đông nam bộ có mật độ dân số đông
nên có đầu bài :v
Neu vai tro va y nghia cua du lich .
Moi nguoi giup e tra loi cau hoi nay nha , e can gap ak .....
Vai trò của du lịch:
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.
Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hơn 14%/năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
Hãy đánh giá nguồn tài nguyên du lịch ở nước ta?
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Địa hình: có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Có hơn 200 hang động đẹp, 2 di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, động Phong Nha), 125 bãi biển lớn nhỏ.
+ Khí hậu: đa dạng, phân hoá.
+ Nước: sông, hồ; nước khoáng, nước nóng.
+ Sinh vật: hơn 30 vườn quốc gia; động vật hoang dã, thủy, hải sản.
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Di tích: 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghìn đã được xếp hạng), 3 di sản văn hoá thế giới (quần thể kiến trúc Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di lích Mỹ Sơn) và 2 di sản văn hoá phi vật thể thế giới (Nhã nhạc cung đình Huế và không gian Cồng chiêng Tây Nguyên).
+ Lễ hội: diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.
+ Tài nguyên khác: làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực...
Chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì để phát triển nghành du lịch???
Để phát huy những tiềm năng lợi thế, khắc phục những tồn tại hạn chế đang níu đà tăng trưởng của ngành Du lịch, thời gian tới, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
- Cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động mọi thành phần kinh tế, nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Cần quy hoạch sắp xếp và xây dựng các cơ sở dịch vụ: nhà nghỉ, y tế, ăn uống, vui chơi giải trí…; Quản lý chặt chẽ các loại dịch vụ, phí dịch vụ phục vụ du khách; Nâng cao ý thức phục vụ trong kinh doanh, tránh làm mất giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.
- Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ, đáp ứng các bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn, phát triển, quảng bá hình ảnh và phát huy vai trò các vùng di tích lịch sử, các điểm đến và khu du lịch; Xây dựng hình ảnh và thương hiệu, nhận diện du lịch quốc gia có chiều sâu và tầm cao.
- Đẩy mạnh liên kết với các nước trong khu vực, khai thác triệt để tuyến hành lang Đông - Tây, hình thành các tour, tuyến du lịch chung như: Chương trình giữa Việt Nam - Campuchia - Lào, tuyến đường bộ 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao sức hấp dẫn, thu hút khách từ các nước ASEAN và khách du lịch từ nước thứ ba vào ASEAN nối tour sang Việt Nam.
Thứ hai, xây dựng môi trường du lịch nhân văn, bền vững.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng, nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du khách, giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường…
- Tăng cường quản lý bảo đảm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; Cung cấp thông tin về dịch vụ tại địa phương cho du khách qua internet và hệ thống các ấn phẩm quảng bá du lịch.
Thứ ba, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hài hòa các mục tiêu phát triển du lịch với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Chú trọng nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Thực hiện quản lý theo quy hoạch gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước; quy hoạch phát triển du lịch theo các vùng, địa phương; quy hoạch các khu du lịch tổng hợp và khu du lịch chuyên đề, để tập trung thu hút đầu tư phát triển theo hướng bền vững.
Đồng thời, trước khi phát triển ngành, lĩnh vực khác, Nhà nước cần có những đánh giá tác động đối với ngành Du lịch để từ đó có sự lựa chọn ưu tiên phát triển ngành nào dựa trên tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.
Thứ tư, đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực du lịch.
- Ngành du lịch cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách và các cơ chế quản lý về phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo đảm thống nhất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
- Các trường học và DN cần trang bị cho nhân lực du lịch những kiến thức về hội nhập, giỏi về ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ du lịch, am hiểu thị trường, luật pháp quốc tế…
Thứ năm, phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch.
- Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch; Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm; Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương; Tây Âu; Bắc Âu; Bắc Mỹ và Đông Âu...
- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa.
- Tập trung phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở thương hiệu du lịch vùng, địa phương, DN và thương hiệu sản phẩm; chú trọng phát triển những thương hiệu có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và địa phương để đảm bảo hiệu ứng thống nhất.
phố cổ hội an có thuộc tp Đà Nẵng ko ? nếu ko thì hội an thuộc tỉnh nào
Ngành đánh bắt thủy hải sản xa bờ nước ta còn hạn chế là do môi trường bị ô nhiễm, suy thoái
Tại sao dịch vụ ở đô thị phát triển hơn ở nông thôn? Giúp mình với :(((
tk
Có một niềm tin phổ biến trong các nhà quy hoạch và người Việt Nam nói chung là cần giảm tải mật độ của các trung tâm đô thị lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng thực sự là, nếu xét theo tiêu chuẩn Châu Á thì mật độ của Hà Nội không phải là quá dày đặc.
Thực sự thì mật độ dân số trung bình của Hà Nội thấp hơn so với Seoul, Thiên Tân và Hồng Kông – những thành phố được coi là khá dễ sống. Nhưng như chúng tôi khuyến nghị trong video trả lời câu hỏi vừa rồi, các nhà quy hoạch đô thị ở Việt Nam cũng như ở bất cứ đâu cũng cần phải tập trung vào đảm bảo tính linh động cho lực lượng lao động và người tiêu dùng, cũng như mức giá nhà đất hợp lý cho doanh nghiệp và hộ gia đình. Về mặt này, các nhà quy hoạch của Việt Nam có thể làm tốt hơn nhiều.