Đồng chí

Trước khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 37)

Hướng dẫn giải

đã được học lục bát, thơ 4 chữ, thơ 5 chữ

 

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (2)

Trước khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 37)

Hướng dẫn giải

Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Tây tiến

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (2)

Theo dõi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 38)

Hướng dẫn giải

 Số tiếng, số dòng: không quy định

- Gieo vần: tự do linh hoạt.

- Diễn tả sinh động cảm xúc của nhà thơ trước hình ảnh những người lính

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (2)

Theo dõi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 38)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Cơ sở của tình đồng chí qua sáu câu thơ đầu :

   - Cùng nguồn gốc, giai cấp, cảnh ngộ : đều là nông dân từ những vùng quê nghèo.

   - Cùng chí hướng, nhiệm vụ : súng bên súng đầu sát bên đầu, cùng mang trong mình tình yêu nước, quyết tâm chiến đấu vì đất nước.

   - Cùng nhau trải qua gian khó : đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Theo dõi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 38)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng :

   - Sự cảm thông sâu xa những tâm sự, nỗi lòng của nhau : nỗi nhớ, lo toan quê nhà, giếng nước, gốc đa, những hình ảnh thân thương, bình dị đều mang nỗi xót xa Ruộng nương anh gửi bạn thân cày...nhớ người ra lính.

   - Chia sẻ gian lao, thiếu thốn Áo anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá ... Chân không giày ; có những khoảnh khắc cùng trải qua đau khổ từng cơn ớn lạnh, sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 39)

Hướng dẫn giải

Tham khảo
Đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện trong bài là về số chữ, số câu không có luật lệ cố định nào về niêm, luật, đối, vần. Bài thơ tự do  sử dụng âm thanh, hình tượng, màu sắc, đa dạng, phong phú, biểu thị những câu từ đơn giản, khá mới lạ, cách tân,mang tính cách tân, không chứa hình ảnh cũ kỹ,....

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 39)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Bài thơ chia làm 3 phần:

- 7 câu đầu : Cơ sở hình thành tình đồng chí.

 - 10 câu tiếp : Biểu hiện và sức mạnh tình đồng chí.

 - 3 câu cuối : Hình ảnh và biểu tượng về người lính.

Mạch cảm xúc tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện tình đồng chí và sức mạnh của tình đồng chí. Bài thơ khép lại với cảm xúc lắng đọng trước biểu tượng đẹp về tình đồng chí.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 39)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Lời thơ là lời tâm tình của tác giả với người đồng chí của mình.

Việc chọn nhân vật để thể hiện vẻ đẹp sức mạnh của tình đồng chí , đồng đội nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt và dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 39)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Hai câu thơ mở đầu bằng lối cấu trúc song hành, đối xứng như làm hiện lên hai gương mặt người chiến sĩ. Họ như đang tâm sự cùng nhau.Giọng điệu tự nhiên, mộc mạc, đầy thân tình. “Quê anh” và “làng tôi” đều là những vùng đất nghèo, cằn cỗi, xác xơ, là nơi “ nước mặn đồng chua” – vùng đồng bằng ven biển, là xứ sở của “đất cày lên sỏi đá” – vùng đồi núi trung du.

- Tác giả đã mượn thành ngữ, tục ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của những người chiến sĩ. Điều ấy đã làm cho lời thơ mang đậm chất chân quê, dân dã đúng như con người vậy – những chàng trai dân cày chân đất, áo nâu lần đầu mặc áo lính lên đường ra trận! Như vậy, sự đồng cảnh, cùng chung giai cấp chính là cơ sở, là cái gốc hình thành nên tình đồng chí.

- Gợi lên không khí cách mạng của thời đại và cuộc đổi đời vĩ đại của giai cấp nông dân. Lần đầu tiên trong lịch sử họ đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.

- Chung về lí tưởng, lòng yêu nước (2 câu tiếp):

Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong quân ngũ.

Họ cùng chung một chiến tuyến chống kẻ thù chung.

- Cùng chung nhiệm vụ, chung cuộc đời người lính:

“Súng bên súng” -> là cách nói hàm súc,giàu hình tượng, đó là những con người cùng chung lí tưởng chiến đấu. Họ cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của dân tộc – “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Hình ảnh “đầu sát bên đầu” lại diễn tả sự đồng ý, đồng tâm, đồng lòng của hai con người đó.

Và câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” lại là câu thơ ắp đầy kỉ niệm về một thời gian khổ, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi “Bát cơm sẻ nửa – Chăn sui đắp cùng” .

- Khép lại đoạn thơ chỉ vẻn vẹn 2 từ “Đồng chí!” đứng tách riêng thể hiện một cảm xúc dồn nén, chân thành và gợi sự thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí.

=> Đoạn thơ vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho thấy sự biến đổi kì diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 39)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO!

- Dòng thơ thứ 7 rất đặc biệt khi chỉ có 2 từ ngắn gọn nhưng thật thiêng liêng: Đồng chí!

- Dòng thơ đã chia bài thơ thành hai mạch cảm xúc: đi từ tình cảm riêng – tư (anh với tôi), đó là những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, sự gắn bó chung lí tưởng, con đường (đồng chí), những biểu hiện của tình đồng chí.

- Ý nghĩa của dòng thơ thứ 7 là nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)