Bài 4. Phương trình mũ, bất phương trình mũ và lôgarit

Giải hoạt động mở đầu trang 48 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

Dân số sẽ gấp đôi dân số của năm lấy làm mốc tính:

\(S=A.e^{r.t}\Rightarrow\dfrac{1}{r}=\ln\dfrac{S}{A}\)

Do \(S_1=2S\Rightarrow t=\dfrac{1}{r}.\ln\dfrac{2S}{S}=\dfrac{1}{r}.\ln2\) 

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1,Giải mục 1 trang 48, 49, 50 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

a) ­­­Phương trình thể hiện dân số sau t năm gấp đôi dân số ban đầu là:

            \(S=2S.e^{1,14.t}\Leftrightarrow2e^{1,14t}=1\Leftrightarrow e^{1,14t}=\dfrac{1}{2}\)

b) Phương trình vừa tìm được có ẩn là t và nằm ở vị trí mũ của lũy thừa

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Luyện tập – Vận dụng 1,Giải mục 1 trang 48, 49, 50 (SGK Cánh Diều)

Hoạt động 2,Giải mục 1 trang 48, 49, 50 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

Ta có bảng sau:

Ta có đồ thị sau:

b, Hai đồ thị \(y=3^x\) và \(y=7\) có \(1\) giao điểm. Vậy số nghiệm của phương trình \(3^x=7\)  là \(1\)

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Luyện tập – Vận dụng 2,Giải mục 1 trang 48, 49, 50 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

a)

\(9^{16-x}=27^{x+4}\\ \Leftrightarrow3^{2.\left(16-x\right)}=3^{3.\left(x+4\right)}\\ \Leftrightarrow2.\left(16-x\right)=3.\left(x+4\right)\\ \Leftrightarrow32-2x-3x-12=0\\ \Leftrightarrow-5x=-20\Leftrightarrow x=4\)

b)

\(16^{x-2}=0,25.2^{-x+4}\\ \Leftrightarrow2^{4\left(x-2\right)}=0,25.2^{-x+4}\\ \Leftrightarrow2^{4x-8+x-4}=0,25\\ \Leftrightarrow2^{5x-12}=0,25\Leftrightarrow5x-12=\log_20,25\\ \Leftrightarrow5x-12=-2\\ \Leftrightarrow x=2\)

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3,Giải mục 1 trang 48, 49, 50 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

a) Ta có:\(-\log\left[H^+\right]=6.1\Leftrightarrow-\log x=6,1\)

b) Phương trình vừa tìm được có ẩn là x và nằm ở vị trí hệ số của logarit

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Luyện tập – Vận dụng 3,Giải mục 1 trang 48, 49, 50 (SGK Cánh Diều)

Hoạt động 4,Giải mục 1 trang 48, 49, 50 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

a:

b: Hai đồ thị này có 1 giao điểm

=>Phương trình \(log_4x=5\) có 1 nghiệm duy nhất

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Luyện tập – Vận dụng 4,Giải mục 1 trang 48, 49, 50 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

a) 

ĐK: \(\left\{{}\begin{matrix}2x-4>0\\x-1>0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow x>1\)

\(\log_5\left(2x-4\right)+\log_{\dfrac{1}{5}}\left(x-1\right)=0\\ \Leftrightarrow\log_5\left(2x-4\right)-\log_5\left(x-1\right)=0\\ \Leftrightarrow\log_5\left(\dfrac{2x-4}{x-1}\right)=\log_51\\ \Leftrightarrow\dfrac{2x-4}{x-1}=1\\ \Leftrightarrow2x-4=x-1\\ \Leftrightarrow x=3\left(tm\right)\)

Vậy x = 3.

b) ĐK: x > 0

\(\log_2x+\log_4x=3\\ \Leftrightarrow\log_2x+\dfrac{1}{2}\log_2x=3\\ \Leftrightarrow\left(1+\dfrac{1}{2}\right)\log_2x=3\\ \Leftrightarrow\dfrac{3}{2}\log_2x=3\\ \Leftrightarrow\log_2x=2\\ \Leftrightarrow x=4\left(tm\right)\)

Vậy x= 4

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Giải mục 2 trang 51, 52, 53,Hoạt động 5 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

Do \(\dfrac{1}{2}< 1\) ⇒ Hàm số \(y=\left(\dfrac{1}{2}\right)^x\) nghịch biến trên R.

\(\left(\dfrac{1}{2}\right)^x>2\\ \Rightarrow x< log_{\dfrac{1}{2}}2\\ \Rightarrow x< -1\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)