Trong cuộc sống không ai là không mắc sai lầm, khuyết điểm, mỗi khi gặp sai lầm ta được người khác tha thứ và ngược lại ta tha thứ cho người khác, đó chính là thái độ là lẽ sống cao đẹp, là biểu hiện của lòng khoan dung.
Trước tiên ta phải hiểu lòng khoan dung là gì? Đó là cách ứng xử độ lượng, là biết nhường nhịn thậm chí là hi sinh cho người khác, cao hơn nữa là khoan dung là tha thứ cảm thông trước những sai trái mà người khác gây ra cho mình, cho xã hội.
Vậy tai sao phải có lòng khoan dung? Vì lòng khoan dung là một phẩm chất cao đẹp một cách ứng xử cao thượng đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Ta đã bắt gặp sự bao dung của Vũ Nương với Trương Sinh, người đã đẩy nàng vào cái chết oan nghiệt nhưng cuối cùng nàng vẫn tha thứ cho lỗi lầm của Trương Sinh, rồi áng thiên cổ hùng văn: ” Bình ngô đại cáo”, là những trang văn đẹp về lòng khoan dung độ lượng khi nói vê việc ta đã tha chết cho giặc Minh tàn bạo…
Trong thực tế, ta đã biết là con người thì ” nhân vô thập toàn”, ai cũng có thể mắc sai lầm, đặc biệt hơn trong cuộc sống hiện đại với nhịp độ hối hả tất bật con người dễ bị cuốn vào guồng quay của thời gian, của công việc mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Họ rất dễ vi phạm những giá trị của cuộc sống nên họ rất cần những tấm lòng nhân ái, khoan dung để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, tìm lại giá trị trân chính của cuộc sống. Chẳng hạn sự tha thứ của cha mẹ trước những việc làm sai trái của con cái sẽ giúp con rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện mình, rồi tấm lòng tha thứ của thầy cô khi học trò có những biểu hiện thiếu lễ độ sẽ giúp học sinh nhận ra lỗi lầm, hoàn thiện nhân cách đạo đức. Rồi khi ta tha thứ cho lỗi lầm của bạn sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc và cuộc sống và cũng sẽ có một tình bạn tốt đẹp.
Có thể thấy rằng khi ta tha thứ cho ngươi khác, chẳng hạn những người lầm lỗi có cơ hội thay đổi mình trở thành người tốt hơn và ngay cả khi bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản để tình cảm con người ngày càng được thắt chặt, xã hội vì thế mà trở nên thanh bình. Người có lòng khoan dung bao giờ cũng có cảm giác thư thái, nhẹ nhõm trong tâm hồn luôn nhìn những biểu hiện sai trái của mọi người bằng cái nhìn đồng cảm chia sẻ.
Tuy nhiên, lòng khoan dung không có nghĩa là bao che dung túng cho những việc làm cố tình gây tổn hại đến những chuẩn mực đạo đức của con người. Bên cạnh rất nhiều người có tấm lòng bao dung vẫn còn những kẻ sống vô cảm không quan tâm tới những người xung quanh, rồi những kẻ lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để thực hiện những mưu đồ đen tối nguy hiểm, những kẻ đó Xã hội cần phải lên ái, trừng trị.
Như vậy lòng khoan dung là thái độ là lẽ sống cao đẹp, chúng ta hãy thực hành lẽ sống khoan dung, bởi vì đó là phương thuốc hữu hiệu giúp cuộc sống của ta bình yên hơn, là học sinh chúng ta hãy rộng lòng tha thứ với lỗi lầm của bạn bè, của những người xung quanh, hãy suy nghĩ và thực hiện lời nói, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”
Lòng khoan dung là một trong những đức tính cao quý và tốt đẹp của con người, thể hiện qua việc biết thấu hiểu, đồng cảm từ đó tha thứ, bỏ qua cho những lỗi lầm của người khác. Đồng thời, biết chấp nhận những điểm yếu, khiếm khuyết và giúp họ khắc phục những sai lầm. Lòng khoan dung luôn đối lập với lối sống của những con người nhỏ nhen, ích kỉ, không biết thấu hiểu và bụng dạ hẹp hòi.Lòng khoan dung là một trong số những đức tính tốt đẹp, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác. Từ xưa đến nay, đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta, và hiện nay, nó cũng được phát huy qua những hành động cụ thể, thiết thực như sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi họ gây ra những tổn thương, mất mát,... Đó là những người mẹ vĩ đại giàu lòng vị tha trước những sai lầm, đó là những thầy cô giáo truyền đạt kiến thức nhưng đồng thời cũng rèn luyện phẩm chất, năng lực cho học sinh,... Chính sự vị tha, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác sẽ khiến mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Bởi khi mở rộng lòng mình chấp nhận những lời xin lỗi, biết thấu hiểu cho những sai lầm của người khác, con người sẽ xóa nhòa ranh giới của sự thù hận, ghét bỏ, quên đi những mất mát, thiệt thòi của bản thân.Trong cuộc sống, ai ai cũng sẽ có lúc phạm sai lầm, khoan dung chính cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mở ra một con đường mới để người phạm sai lầm có cơ hội sửa chữa và đứng dậy sau những vấp ngã. Như vậy, lòng khoan dung đã đem đến những giá trị mang đậm tính nhân văn, nhân đạo. Khoan dung là tha thứ nhưng không đồng nghĩa với việc dễ dãi bỏ qua và chấp nhận đối với những hành động cố tình vi phạm và làm tổn hại đến thân thể, tính mạng của người khác một cách tàn nhẫn, nhẫn tâm. Bởi những hành động đó không xứng đáng nhận được lòng bao dung và sự tốt đẹp do vị tha mang lại.Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có một số người sống nhưng không biết bao dung. Khi người khác phạm phải sai lầm, họ sẽ tìm cách để bới móc và mặc định đó là những hạn chế của người khác, thậm chí chỉ cần gặp phải một sự tổn thương nhỏ, họ cũng luôn ôm lòng thù hận để trả thù. Đây là biểu hiện của lối sống nhỏ nhen, hẹp hòi và ảnh hưởng tiêu cực đến khoảng cách giữa người với người.Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần mở rộng lòng mình để thấu hiểu, bỏ qua cho những sai sót, sai lầm của người khác. Đây cũng là hành động giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm, đồng thời khiến cho bản thân có được cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản, tránh xa những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ và sức ép của lòng hận thù
Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Khoan dung là một đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống. Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. Con người nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử thân thiện. Hay như trong cuộc sống gia đình vợ chồng, con cái cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, sự bất đồng. Khi đó rất cần sự khoan dung của những người thân trong gia đình. Cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi. Qua đó, chúng ta thấy niềm vui mà khoan dung mang lại là niềm vui lớn, đích thực, khoan dung là biểu hiện của lối sống đẹp, thể hiện nhân cách con người. Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người. Bản thân người cảm động bởi lòng khoan dung của ta mà ăn năn, hối lỗi, biết ơn ta, không tiếp tục mắc lỗi lầm. Bản thân ta thấy nhẹ lòng, tránh được những ý nghĩ, hành động hẹp hòi, thiển cận, trái đạo. Trong mỗi con người đều có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, con người luôn phải đấu tranh để chống lại nó, để chiến thắng nó, chính là lòng khoan dung, độ lượng. Bên cạnh đó, cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Khoan dung - là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sữa chữa - không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Khoan dung cần phải tỉnh táo: dành cho những cá nhân biết hướng thiện, tránh tạo cơ hội cho cái ác, cái xấu. Đồng thời, cần phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, lòng ích kỷ, thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Thông qua đây, chúng ta thấy được vai trò to lớn của lòng khoan dung trong cuộc sống. Nếu xã hội thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,... tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm. Khoan dung là một đức tính tốt của con người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vì vậy, mỗi thanh niên cần phải rèn luyện cho mình đức tính khoan dung ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng. Để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn, mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.
Tham khảo:
Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Khoan dung là một đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống. Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. Con người nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử thân thiện. Hay như trong cuộc sống gia đình vợ chồng, con cái cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, sự bất đồng. Khi đó rất cần sự khoan dung của những người thân trong gia đình. Cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi. Qua đó, chúng ta thấy niềm vui mà khoan dung mang lại là niềm vui lớn, đích thực, khoan dung là biểu hiện của lối sống đẹp, thể hiện nhân cách con người. Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người. Bản thân người cảm động bởi lòng khoan dung của ta mà ăn năn, hối lỗi, biết ơn ta, không tiếp tục mắc lỗi lầm. Bản thân ta thấy nhẹ lòng, tránh được những ý nghĩ, hành động hẹp hòi, thiển cận, trái đạo. Trong mỗi con người đều có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, con người luôn phải đấu tranh để chống lại nó, để chiến thắng nó, chính là lòng khoan dung, độ lượng. Bên cạnh đó, cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Khoan dung - là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sữa chữa - không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Khoan dung cần phải tỉnh táo: dành cho những cá nhân biết hướng thiện, tránh tạo cơ hội cho cái ác, cái xấu. Đồng thời, cần phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, lòng ích kỷ, thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Thông qua đây, chúng ta thấy được vai trò to lớn của lòng khoan dung trong cuộc sống. Nếu xã hội thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,... tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm. Khoan dung là một đức tính tốt của con người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vì vậy, mỗi thanh niên cần phải rèn luyện cho mình đức tính khoan dung ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng. Để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn, mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.
Con người ai ai mà chẳng khi mắc phải lỗi lầm, quan trọng là ta biết sửa chữa và khắc phục lỗi lầm. Và quan trọng hơn cả là, đứng trước những lỗi lầm của người khác, ta có mở rộng tấm lòng của mình mà khoan dung, tha thứ cho họ hay không ? Lòng khoan dung có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?Vậy khoan dung có nghĩa là gì? Lòng khoan dung có nghĩa là rộng lượng, tha thứ cho người mắc phải lỗi lầm. Người có tấm lòng khoan dung thường là những người luôn tôn trọng và sẵn sàng tha thứ cho người mắc phải lỗi lầm nhưng biết ăn năn, hối hận và chịu sửa chữa lỗi lầm đó. Ví dụ như, trong lớp học, ta phát hiện được một bạn ăn cắp tiền của một bạn học khác trong lớp, chúng ta phát hiện bắt tận tay. Nếu bạn biết ăn năn, hối hận, và trả lại số tiền đó, hứa rằng sẽ không tái phạm nữa thì đóng vai trò là một giáo viên thì chúng ta cũng nên khoan dung mà tha thứ cho em học sinh vi phạm ấy nhưng đồng thời cũng phải nhắc nhở em không được làm như thế nữa.Hiểu một cách khái quát hơn thì lòng khoan dung chính là tấm lòng yêu thương con người, là sự chia sẻ, quan tâm đến những khó khăn của người khác. Để tha thứ cho một người mắc sai lầm mà ảnh hưởng đến ta quả thật rất khó khăn nhưng khi ta làm được điều đó sẽ giúp cho việc hàn gắn tình cảm giữa con người và con người với nhau. Khi ta tha thứ được cho một người phạm lỗi lầm, trong lòng ta chắc chắn sẽ dâng lên một niềm vui và hạnh phúc vì mình vừa làm được một việc tốt. Trong lịch sử xa xưa, dân tộc ta đã phải chịu biết bao hậu quả nặng nề do quân Minh xâm lược để lại, vậy mà sau khi giặc đầu hàng, ta còn mở rộng tấm lòng khoan dung cung cấp cho chúng phương tiện và lương thực để trở về nước hay như trong trưòng lớp ta cũng cần tha thứ cho những người bạn đã làm những điều xấu xa, tồi tệ đối với mình như đánh mình, nghi oan mình là kẻ ăn cắp,… Những việc vừa nêu trên có thể nói đã minh chứng rất rõ cho lòng khoan dung có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta.Thế nhưng, cuộc sống xã hội ngày nay hết sức phát triển kéo theo là lòng người thì đa đoan, thủ đoạn hơn. Có những kẻ thù dai, không biết mở rộng tấm lòng mình để mà tha thứ cho người khác dễ dẫn đến sứt mẻ tình cảm giữa con người với con người khiến cho mối quan hệ tình cảm bị rạn nứt. Có những người khi có cơ hội thì trả thù khi người khác mắc một lỗi nhỏ thì xé chuyện nhỏ ra to.Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, rất cần thiết cho con người. Ta cần tập luyện lòng khoan dung bằng cách mở rộng tấm lòng của mình với mọi người xung quanh
Giải thích khái niệm:
Lòng khoan dung là gì? Sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ,... Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải.Biểu hiện của lòng khoan dung:
Bỏ qua lỗi lầm cho những người phạm sai lầm lần đầu. Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai. Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân. Vì sao phải có lòng khoan dung? Lòng khoan dung khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn. Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn. Lòng khoan dung góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được khoan dung, tha thứ. Không có lòng khoan dung thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn, mâu thuẫn tăng cao và khó xóa bỏ. Không có lòng khoan dung khiến cho những người sai phạm không bao giờ có cơ hội sửa đổi và trở nên tốt hơn.Lời khuyên:
Mỗi người nên biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ. Biết dùng lòng khoan dung một cách đúng mực tránh cho nó trở thành sự dung túng khiến kẻ xấu lợi dụng.Tham khảo:
Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác (thường là người dưới) đã phạm phải. Như vậy cả câu này có ý nghĩa là: lòng khoan dung là phẩm chất cao quý của con người là thứ tài sản có giá trị cao nhất của con người. Từ cách giải thích này ta thấy lòng khoan dung của con người trong cuộc đời mang lại nhiều ý nghĩa cao đẹp. Trong con người ta, có phần tốt và phần xấu, phần thiện và phần ác, phần người và phần con. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Còn nữa, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. (Nhờ chính sách khoan hồng của nhà nước, nhiều tướng cướp đã hoàn lương trở thành con người có ích cho xã hội; Nguyễn Trãi và Lê lợi sau khi đại thắng quân Minh, đã cấp thuyền, ngựa, lương thực cho bại quân trở về chính quốc). Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai. Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.
Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác (thường là người dưới) đã phạm phải. Như vậy cả câu này có ý nghĩa là: lòng khoan dung là phẩm chất cao quý của con người là thứ tài sản có giá trị cao nhất của con người. Từ cách giải thích này ta thấy lòng khoan dung của con người trong cuộc đời mang lại nhiều ý nghĩa cao đẹp. Trong con người ta, có phần tốt và phần xấu, phần thiện và phần ác, phần người và phần con. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Còn nữa, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. (Nhờ chính sách khoan hồng của nhà nước, nhiều tướng cướp đã hoàn lương trở thành con người có ích cho xã hội; Nguyễn Trãi và Lê lợi sau khi đại thắng quân Minh, đã cấp thuyền, ngựa, lương thực cho bại quân trở về chính quốc). Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai. Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.