Trái đất, ngôi nhà chung của nhân loại vốn là một môi trường xanh nhưng đang ngày càng bị nhiều hiểm họa đe dọa. Một trong những hiểm họa khôn lường ấy lại do chính con người gây ra. Năm 1970, một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ đã chọn ngày 22 tháng 4 hằng năm là Ngày Trái Đất. Thông tin về Ngày Trái Đất là văn bản được soạn thảo dựa trên nội dung bức thông điệp của 13 cơ quan và tổ chức phi chính phủ phát đi vào ngày 22 tháng 4 năm 2000, nhân dịp lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất.
Văn bản được chia làm ba đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến.. “không sử dụng bao bì ni lông”: Nguyên nhân ra đời bản thông điệp; đoạn 2: Tiếp theo đến… “đối với môi trường”: Phân tích tác hại của bao bì ni lông và đưa ra các kiến nghị và đoạn 3: Còn lại: Kêu gọi mọi người hãy hành động tích cực để góp phần bảo vệ Trái Đất.
Phần mở đầu văn bản thông báo tới người đọc thông tin về Ngày Trái Đất. Đó là sự kiện ngày 22/4 hằng năm là ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mỹ khởi xướng từ năm 1970, có 141 nước tham dự phong trào này. Chủ đề của Ngày Trái Đất liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất. Và năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham dự với chủ đề: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông. Với cách trình bày ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề, sử dụng các số liệu cụ thể, văn bản đã đề cập đến một chủ đề nóng hổi, đó là thế giới đang rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, Việt Nam cũng sẽ cùng hành động để bảo vệ sự sống chung của trái đất.
Phần hai, văn bản đi vào phân tích tác hại của bao bì ni lông và đưa ra các kiến nghị. Bao bì ni lông được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày của con người vì đặc tính rẻ, nhẹ, tiện lợi của nó. Tuy nhiên, việc sử dụng một cách tùy tiện chúng sẽ đem lại tác hại vô cùng to lớn. Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người đó là tính không phân huỷ của pla-xtíc. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như chất phụ gia, chất tạo màu chứa các kim loại như chì, ca đi mi; việc vứt bừa bãi bao bì ni lông xuống các nguồn nước (cống, sông ngòi, ao hồ, biển). Từ những nguyên nhân trên chúng ta thấy rác thải ni lông đã tạo nên những tác hại vô cùng to lớn đối với môi trường sống.Bao bì ni lông gây nguy hại đến môi trường, làm mất mỹ quan; nguyên nhân của bệnh tật và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ở Mỹ mỗi năm có hơn 4 nghìn tấn rác thải chôn lấp tại miền Bắc nước Mỹ, gây mất nhiều diện tích canh tác; ở Mê-hi-cô cá ở hồ chiết nhiều vì rác thải và ni lộng, nhựa ném xuống; trên thế giới có khoảng 100.000 con chim, thú, biển chết do ăn phải túi ni lông. Còn ở Việt Nam chúng ta, khu vực xử lý rác thải Nam Sơn (Sóc Sơn – Hà Nội) hàng ngày tiếp nhận 1000 tấn rác thải trong đó 10-15 tấn là nhựa và ni lông, và rác thải chủ yếu được xử lý bằng cách đốt.
Bằng phương pháp liệt kê, phân tích, người viết đã tạo tính thuyết phục, dùng bao ni lông bừa bãi có hại cho sự trong sạch của môi trường, có hại cho sức khỏe của con người.
Trước tình hình đó, văn bản đưa ra một số đề xuất, ví dụ như hạn chế tối đa dùng ni lông, sử dụng bao bì bằng chất liệu khác: giấy, lá, thông tin cho mọi người biết tác hại của ni lông để ủng hộ việc làm trên.
Cần phải nhấn mạnh rằng, hiện nay trên thực tế có 3 phương thức xử lý bao bì ni lông. Thứ nhất là chôn lấp, ví dụ khu vực Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội hằng ngày tiếp nhận 1000 tấn rác thải, trong đó 10-15 tấn là nhựa, ni lông. Việc chôn lấp gặp phải rất nhiều khó khăn vì chiếm nhiều diện tích ảnh hưởng đến diện tích canh tác. Thứ hai là đốt. Thế nhưng, đốt rác thải nhựa, ni lông có thể làm phát sinh các hiện tượng cực kỳ nguy hiểm. Do phải đốt ở nhiệt độ cao. Chất dẻo có thể tác dụng với các chất xúc tác ô xít kim loại vốn có sẵn trong rác, giải phóng khí PCBs có khả năng chuyển hóa thành đi ô xin. Khi chất thải plaxtic bị đốt, các khí độc thải ra có thể làm thủng tầng ozon… Cách cuối cùng là tái chế. Tuy nhiên, việc tái chế cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là vì giá thành bao bì ni lông tái chế quá đắt, thường gấp 20 lần giá thành sản xuất một bao bì mới.
Tóm lại, xử lý bao bì ni lông quả là một vấn đề nan giải. Bao bì ni lông còn rẻ, nhẹ, tiện lợi thì còn được ưu tiên sử dụng nhiều trong cuộc sống, đúng là lợi bất cập hại. Trước tình hình thực tế của việc xử lý bao bì ni lông như hiện nay ấy, những biện pháp mà văn bản đề xuất để xử lí bao bì ni lông là rất hợp lí. Trong khi loài người chưa loại bỏ được hoàn toàn bao bì ni lông tức chưa có biện pháp thay thế thì các biện pháp hạn chế mà văn bản đã đề xuất là rất hợp tình, hợp lí và có tính khả thi. Điều này là rất quan trọng vì một hộ gia đình chỉ sử dụng một bao bì ni lông một ngày thì cả nước có tới hơn 25 triệu bao bì ni lông bị vứt vào môi trường mỗi ngày, trên 9 tỉ bao bì ni lông mỗi năm.
Kết thúc bài viết, tác giả kêu gọi: “Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa! Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ồ nhiễm môi trường đang gia tăng. Hãy cùng nhau hành động: MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”
Văn bản này được thể hiện bằng hình thức nghị luận chặt chẽ, khoa học, với tựa đề đầy tính thời sự: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. Những lời giải thích đơn giản, rõ ràng, dễ Hiểu về tác hại của việc dùng bao bì ni lông đã thúc đẩy mọi người quan tâm tới những việc cần làm ngay để cải thiện môi trường sống, bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
Theo thông tin mới nhất, lần đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới sự kiện “Ngày không túi ni lông – the Nature Day” đã được tổ chức tại Hội An (Quảng Nam), thành phố du lịch, di sản văn hóa thế giới vào ngày 9-9-2009. và kể từ đó đến nay hằng năm ngày 9/9 là ngày nói kho với túi ni lông ở Hội An nói riêng và nhiều thành phố khác trên đất nước Việt Nam nói chung.
Những năm gần đây, Việt Nam cũng tham gia giờ trái đất, thường diễn ra vào cuối tháng 3, tắt điện từ 8h30 – 9h30 tối với thông điệp “1h tắt điện và 365 ngày hành động vì trái đất”. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là một văn bản nhật dụng cập nhật những thông tin quan trọng nhất về một vấn đề bức thiết của toàn cầu: vấn đề bảo vệ môi trường bằng một hành động thiết thực nhất: “ một ngày ko sử dụng túi ni lông”. Với kết cấu chặt chẽ, lý luận sắc bén bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ đi sâu vào lòng người.
Theo mình thì đây chắc không phải viết đoạn hay bài văn đâu đúng không nhỉ?
Văn bản "Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000" lại được gọi là văn bản nhật dụng vì: văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,… về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng. ... Văn bản nhật dụng tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với xã hội.