Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Hiền

từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

Đức Trí Lê
13 tháng 8 2017 lúc 8:27

Chào em, em muốn hỏi gì về hai loại từ ghép này?

Nguyễn Huế
13 tháng 8 2017 lúc 8:28

-Từ ghép chính phụ: là từ ghép gồm có một tiếng chính và một tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
-Từ ghép đẳng lập: là từ ghép mà các tiếng tạo ra nó có nghĩa đẳng lập với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
13 tháng 8 2017 lúc 8:29
Đẳng lập: là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Ví dụ: suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, sách vở, tàu xe, tàu thuyền, bạn hữu, điện thoại, bụng dạ, xinh đẹp, nhà cửa, trai gái,... Chính phụ: Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Ví dụ: xanh ngắt, nụ cười, bà nội, ông ngoại, bà cố, bạn thân, bút mực, cây thước, xe đạp, tàu ngầm, tàu thủy, tàu lửa, tàu chiến,...
Lê Thị Thanh Hiền
19 tháng 8 2017 lúc 2:05

-từ ghép chính phụ:
+là những từ có cấu tạo gồm tiếng chính và tiếng phụ
+tiếng chính đứng trước tiếng phụ
+từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa ( nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo thành nó )
-từ ghép đẳng lập
+là những từ có cấu tạo từ các tiếng ngang bằng nhau về nghĩa
+từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa ( nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn nghĩa của các tiếng tạo thành nó )
^_^


Các câu hỏi tương tự
Huyền Mi
Xem chi tiết
Haruno Sakura
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Kim Nguyen
Xem chi tiết
Huỳnh Thu Trang
Xem chi tiết
Zoro Roronoa
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Linh
Xem chi tiết
Công Chúa Bong Bóng
Xem chi tiết
Minh Thư Hồ
Xem chi tiết
Thanh
Xem chi tiết