Bài 11. Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đoàn Thị Minh Anh

Trình bày cấu tạo chức năng của các bộ phận trong tế bào???

Bình Trần Thị
28 tháng 10 2016 lúc 20:36

Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 10 2016 lúc 22:37

Và tế bào rất rất nhỏ , nên các thành phần của nó cũng sẽ vô cùng nhỏ.

Ngô Đức Thắng
14 tháng 4 2017 lúc 22:28

Lâm Hiến Chương
24 tháng 10 2017 lúc 18:20

Bài 11. Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động

Xin Lỗi 1 Tình Yêu
15 tháng 8 2019 lúc 14:19

Tế bào gồm nhiều phần, mỗi phần có chức năng khác nhau. Một số phần, gọi là bào quan, là những cấu trúc chuyên dụng thực hiện những nhiệm vụ nhất định bên trong tế bào. Tế bào người gồm các phần chính sau:

– Tế bào chất (Cytoplasm): là chất lỏng bao quanh các bào quan bên trong tế bào.

– Mạng lưới nội chất (Endoplasmic reticulum (ER): Bào quan này hoàn thiện các phân tử tạo nên bởi tế bào và chuyên chở phân tử đó đến những nơi đặc biệt bên trong hay bên ngoài tế bào.

– Thể Golgi (Golgi apparatus): Thể Golgi đóng gói những phân tử được hoàn thiện bởi mạng lưới nội chất để chuyển chúng ra ngoài tế bào.

– Lysosome và peroxisome: Hai bào quan này là trung tâm tái tạo của tế bào. Chúng tiêu hủy vi khuẩn lạ xâm nhập tế bào, giải phóng tế bào khỏi chất độc, và tái tạo những thành phần tế bào bị hỏng hóc.

– Ti thể (mitochondria): Ti thể là loại bào quan phức tạp, chuyển hóa năng lượng từ thức ăn thành dạng tế bào có thể sử dụng được. Chúng có nguyên liệu di truyền riêng, không dính dáng gì tới DNA trong nhân và có thể tự tạo nên nhiều bản sao từ chính chúng.

– Nhân (nucleus): Nhân là trung tâm điều khiển của tế bào, đưa ra những chỉ dẫn để tế bào lớn lên, trưởng thành, phân chia hoặc chết đi. Nó cung cấp nhà ở cho DNA (deoxyribonucleic acid), nguyên liệu di truyền của tế bào. Nhân được bao quanh bởi một lớp màng gọi là màng nhân, màng nhân bảo vệ DNA và tách nhân ra khỏi các phần khác của tế bào.

– Màng sinh chất: Màng sinh chất là lớp vỏ tế bào. Chúng phân tách tế bào với môi trường và cho phép vật chất vào hay ra khỏi tế bào.

– Ribosome: là bào quan hoàn thiện những cấu trúc di truyền của tế bào để tạo nên protein. Bào quan này có thể trôi chảy tự do trong tế bào chất hoặc liên kết bị động với mang lưới nội chất.

Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong tế bào

Tất cả các cơ quan ở người đều cấu tạo bằng tế bào. Cơ thể người có số lượng tế bào rất lớn khoảng 75 nghìn tỷ. Có nhiều loại tế bào khác nhau về hình dạng, kích thước và chức năng. Có tế bào hình cầu (tế bào trứng), hình đĩa (hồng cầu), hình khối (tế bào biểu bì), hình nón, hình que (tế bào võng mạc), hình thoi (tế bào cơ), hình sao (tế bào thần kinh nơron), hình sợi (tóc, lông) hoặc giống các sinh vật khác (bạch cầu, tinh trùng)… Có tế bào dài, ngắn, có tế bào lớn, bé khác nhau và chức năng của các tế bào ở các cơ quan cũng khác nhau, ngay cả ở trong cùng một cơ quan cũng khác nhau. Tế bào lớn nhất là tế bào trứng, có đường kính khoảng 0,1 mm, nặng bằng 175000 tinh trùng. Tinh trùng là tế bào nhỏ nhất, dài nhất là tế bào thần kinh (nơron). Mặc dù khác nhau về nhiều mặt nhưng loại tế bào nào cũng có 3 phần cơ bản: Màng sinh chất, chất tế bào và nhân.

Hoạt động sống của tế bào biểu hiện ở quá trình đồng hóa và dị hóa, sinh sản và cảm ứng, sinh trưởng và phát triển.

Mỗi tế bào sống trong cơ thể luôn luôn được cung cấp các chất dinh dưỡng do dòng máu mang đến và luôn luôn xảy ra quá trình tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản được thấm vào trong tế bào. Đồng thời trong tế bào cũng luôn xảy ra quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ trong tế bào gọi là quá trình đồng hóa và dị hóa. Đó là hai mặt cơ bản trong quá trình sống của tế bào.

Ở cơ thể trẻ em và thanh niên, các tế bào sinh sản nhanh chóng làm cho cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ở người trưởng thành quá trình này vẫn tiếp tục nhưng thường chậm lại.

Trong quá trình sống, nhiều tế bào chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới.


Các câu hỏi tương tự
thành cao
Xem chi tiết
🌼K.L🌼
Xem chi tiết
Đoàn Trần Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Trương Quỳnh Mai
Xem chi tiết
Lê Thế Phong
Xem chi tiết
Lê Thế Phong
Xem chi tiết
bé mèo
Xem chi tiết
Minh Ngọc
Xem chi tiết