Bài 11. Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động

Nội dung lý thuyết

BÀI 11: TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG

- VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG

I. Lý thuyết

1. Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú

Các phần so sánh

Bộ xương người

Bộ xương thú

- Tỷ lệ sọ/mặt

- Lồi cằm ở xương mặt

- Lớn

- Phát triển

- Nhỏ

- Không có

- Cột sống

- Lồng ngực

- Cong ở 4 chỗ

- Nở sang 2 bên

- Cong hình cung

- Nở theo chiều lưng bụng

- Xương chậu

- Xương đùi

- Xương bàn chân

 

- Xương gót chân

- Nở rộng

- Phát triển, khỏe

- Xương ngón chân ngắn, bàn chân hình vòm

- Lớn, phát triển về phía sau

- Hẹp

- Bình thường

- Xương ngón dài, bàn chân phẳng

- Nhỏ

- Khớp xương ở bàn tay

- Linh hoạt

- Không linh hoạt

- Đặc điểm của ngón cái

- Đối diện 4 ngón còn lại

- Không đối diện 4 ngón còn lại

* Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người:

+ Hộp sọ phát triển

+ Cột sống cong ở 4 chỗ

+ Lồng ngực nở rộng sang 2 bên

+ Xương chậu mở, xương đùi lớn

+ Bàn chân hình vòm

+ Xương gót lớn phát triển về phía sau

2. Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú

- Cơ tay phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt, phức tạp \(\rightarrow\) thích nghi với lao động

- Cơ chân lớn, khỏe, cử động chân chủ yếu là gấp và duỗi \(\rightarrow\) thích nghi với tư thế đứng và đi thẳng người

- Cơ vận động lưỡi phát triển do con người có tiếng nói

- Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm

3. Vệ sinh hệ vận động

- Để cơ và xương phát triển cần:

+ Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý

+ Tắm nắng lúc sáng sớm

+ Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên

+ Lao động vừa sức

- Để tránh cong vẹo cột sống, khi học tập và lao động cần:

+ Lao động, mang vác vừa sức, khi mang vác phải đều 2 bên vai

+ Học tập: Ngồi ngăy ngắn, không nghiêng vẹo, gò lưng

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

 Câu 1: Phân tích những đặc điểm của bộ xương người để thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?

Hướng dẫn trả lời:

Những đặc điểm của bộ xương người để thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân :

- Cột sống cong hình chữ S (cong ở 4 chỗ)

- Xương bàn chân hình vòm

- Lồng ngực : phát triển rộng sang hai bên

- Xương chậu : rộng

Xương gót (thuộc nhóm xương cổ chân) : lớn, phát triển về phía sau

Câu 2: Trình bày những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ ở con người?

Hướng dẫn trả lời:

- Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển

- Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay, đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển

- Cơ vận động lưỡi phát triển

- Cơ mặt phân hoá giúp con người biểu hiện tình cảm

Câu 3: Chúng ta cần làm gì để cơ thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh, chúng ta cần làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

Để cơ thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh, chúng ta cần thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao và lao động vừa sức.

- Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí

- Tắm nắng để cơ thể chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có vitamin D cơ thể mới chuyển hoá được canxi để tạo xương.

- Rèn luyện thân thể bằng cách tập thể dục, thể thao và lao động vừa sức

- Khi mang vác và khi ngồi học cần lưu ý tư thế chống cong vẹo cột sống.

III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Tại sao phải tập thể dục giữa buổi học, giữa buổi làm việc (lao động trí óc) với những động tác càng vui càng tốt?

Câu 2: Phân tích những đặc điểm cấu tạo của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?