Ôn tập cuối năm môn Hình học

tthnew

[Toán C65-22.8.21 (Rin Huỳnh)]

[Sinh học + Sử C66-22.8.21 (Yến Nguyễn)]

 

Ps: Nếu ảnh bị lỗi, bạn hãy báo cho ad biết nhé.

Rin Huỳnh
22 tháng 8 2021 lúc 17:55

Sinh C66, bài 3undefined

Bình luận (0)
Rin Huỳnh
22 tháng 8 2021 lúc 19:26

Sinh C66, bài 5:

- Tế bào thực vật căng phồng nhưng không vỡ (trương nước) do nồng độ các chất tan ở ngoài môi trường thấp hơn trong tế bào.

--> Các chất tan đi từ trong tế bào ra ngoài môi trường, đồng thời nước ngoài môi trường đi vào trong tế bào.

- Tế bào hồng cầu căng dần rồi vỡ do khi ngâm tế bào hồng cầu trong môi trường nhược trương, nước từ môi trường sẽ đi vào trong tế bào làm tế bào tăng kích thước sau đó vỡ ra (vì không có thành tế bào) 

- Khi sinh trưởng trong môi trường nhược trương, tế bào chất của vi khuẩn sẽ rút nước từ bên ngoài vào bên trong tế bào làm tế bào căng phồng lên.
- Tế bào vi khuẩn không bị vỡ do áp suất thẩm thấu nội bào: là nhờ thành tế bào vi khuẩn bảo vệ chống lại sự gia tăng áp suất thẩm thấu đó.

 

Bình luận (0)
Rin Huỳnh
22 tháng 8 2021 lúc 18:15

Sử C66, bài 2a:


1) Nguyên nhân:
- Dưới ách áp bức của đế quốc, phong kiến, đời sống của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc lâm vào tình trạng khổ cực, bần cùng.


- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Trung Quốc đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. 


- Tại hội nghị Versailles (1919 – 1920), các nước đế quốc chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc từ tay Đức sang tay Nhật Bản.


—> Phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc bùng lên mạnh mẽ.


2) Diễn biến chính:


- Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ ngày 4 - 5 - 1919, mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.


- Phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra khắp 22 tỉnh, 150 thành phố trong cả nước.


- Phong trào đấu tranh lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân, nông dân.


3) Kết quả: Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc buộc phải thả những người bị bắt và từ chối kí vào Hòa ước Versailles.


—> Phong trào Ngũ Tứ giành thắng lợi.


4) Ý nghĩa:


- Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc. 


- Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.


- Tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Trung Quốc.

Bình luận (0)
Rin Huỳnh
22 tháng 8 2021 lúc 18:24

Sử C66, bài 2b:
Suy nghĩ của em về hành động của Trung Quốc khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam:
 - Trong phong trào Ngũ Tứ, quần chúng Trung Quốc đã kiên quyết đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, ta có thể thấy tinh thần bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc là rất cao qua các khẩu hiệu " Trung Quốc của người Trung Quốc" hay " Phế bỏ Hiệp ước 21 điều",... Khi chiến tranh đã qua, Trung Quốc giành được độc lập nhưng lại âm mưu xâm chiếm vùng biển, đảo của nước ta như việc Trung Quốc khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, ta lại có suy nghĩ khác về chính quyền Trung Quốc, họ biết bảo vệ chủ quyền của mình và kiến quyết bảo vệ nền độc lập cho dân tộc nhưng lại đi xâm chiếm những thứ không thuộc về họ, như vùng Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ lâu ai cũng biết hai quần đảo đó là của Việt Nam từ rất lâu rồi, nhưng Trung Quốc lại cố tình đưa ra những chứng cứ không xác thực để có thể cướp lấy. Mong rằng khi xưa trong phong trào giải phóng dân tộc Trung Quốc đã có khẩu hiệu là "Trung Quốc của người Trung Quốc" thì bây giờ Trung Quốc cũng nhận biết được là "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Bình luận (0)
Rin Huỳnh
22 tháng 8 2021 lúc 18:34

Sử C66, bài 3:
Pháp chọn Điện Biên Phủ làm tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương vì:
Điện Biên Phủ là vùng rừng núi rộng lớn ở Tây Bắc, gần với biên giới Lào, có vị trí then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á nên quân Pháp cố nắm giữ.

Bình luận (0)
Rin Huỳnh
22 tháng 8 2021 lúc 18:49

Sử C66 bài 1:

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc :

- Năm 1920, sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc - con đường đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921) với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa.

- Người viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.

- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân. Sau đó Người tiếp tục nghiên cứu, học tập.

- Năm 1924, Người đọc bản tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V, Người nêu bật vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân…

- Những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản được giới thiệu trong tác phẩm “Đường cách mệnh” của Người và được bí mật chuyển về nước. Vì vậy đây là một bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp về Quảng Châu (Trung Quốc). Người có điều kiện tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, các thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.

- Hoạt động của hội: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước; xuất bản báo “Thanh niên”; Năm 1927 xuất bản sách “Đường cách mệnh”. Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.

- Năm 1928, Hội chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

--> Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chính vì vậy, có thể khẳng định, Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà cả về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Cuối 1929, nhận thư chỉ thị của quốc tế Cộng sản từ Xiêm, Nguyễn Ái Quốc về hương cảng Trung Quốc để triệu tập chủ trì hôi nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một chính Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị được tiến hành từ 3 - 7/2/1930, với uy tìn và tài năng tổ chức của Nguyễn Ái Quốc sau 5 ngày làm việc Hội nghị đã đi đến thống nhất, hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đây được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Cương lĩnh đã vạch ra đường lối chiến lược, sách lược cơ bản của nước ta chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng ở nước ta hơn 2/3 thế kỉ.
- Những hoạt động của của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1930 đã có nhiều cống hiến lớn đối với cách mạng Việt Nam. Trong đó nổi bật lên 4 cống hiến lớn:
- Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Sau nhiều năm bôn ba, hoạt động, Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, con đường giải phóng theo học thuyết Mác - Lê-nin, đó là độc lập độc lập với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc đồng thời với giải phóng giai cấp.
- Là người đầu tiên và có công lớn nhất truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin về Việt Nam và các nước thuộc địa khác. Có tác dụng soi sáng con đường cách mạng vô sản, thức tỉnh giác ngộ quần chúng bị áp bức đứng lên đấu tranh, bên cạnh đó còn có tác dụng chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản.
- Là người trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập một đảng cách mạng của giai cấp vô sản ở Việt Nam vào đầu 1930.
- Người còn soạn thảo cho Đảng một đường lối sách lược cách mạng đúng đắn, sáng tạo. Đó là chính cương, sách lược vắn tắt, các văn kiện này đã trở thành cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Sự ra đời của Đảng và đường lối cách mạng của Đảng đầu 1930 đã góp phần quyết định giải quyết tình trạng khủng hoảng lãnh đạo cách mạng hơn 2/3 thế kỷ ở nước ta.

Bình luận (0)
Rin Huỳnh
22 tháng 8 2021 lúc 18:56

Sử C66 bài 1:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc dự thảo được thông qua tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản (1/1930) gồm các văn kiện: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.

Tính cách mạng đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh đầu tiên đó được thể hiện qua những nội dung sau:

+ Cương lĩnh vạch rõ tính chất của Cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền (về sau gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng xã hội chủ nghĩa (“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”).

Như vậy, ngay từ đầu, Đảng ta đã thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

+ Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta: đánh đổ thực dân Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng.

Mục tiêu:

- Làm cho nước Việt Nam độc lập.

- Dựng lên chính phủ công-nông-binh.

- Tổ chức ra quân đội công nông.

- Tịch thu sản nghiệp lớn của bọn đế quốc và ruộng đất của bọn đế quốc, bọn phản cách mạng đem chia cho dân cày nghèo, chuẩn bị cách mạng thổ địa.

Như vậy Cương lĩnh bao gồm nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến nhưng nổi bật là chống đế quốc và tay sai phản động, giành độc lập tự do cho toàn thể dân tộc.

+ Lực lượng cách mạng chủ yếu là công nông, đồng thời phải lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông về phe giai cấp vô sản, còn phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản Việt Nam chưa lộ rõ bộ mặt phản động thì phải lợi dụng và làm cho họ trung lập.

Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tranh thủ tối đa lực lượng cách mạng, cô lập tối đa lực lượng kẻ thù. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất dước sự lãnh đạo của đảng, trên cơ sở công-nông-trí liên minh.

+ Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.

Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng.

Đảng phải có trách nhiệm phục vụ đại bộ phận giai cấp công nhân, làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng.

Phải thu phục đại đa số dân cày, dựa vững vào dân cày.

Đồng thời phải liên minh với các giai cấp và tầng lớp yêu nước khác, đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.

+ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng còn coi cách mạng nước ta là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới.

Như vậy, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn với tư tưởng cốt lõi là Độc lập – Tự do cho dân tộc.

Nội dung con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là con đường cách mạng vô sản, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lực lượng nòng cốt là công – nông, đồng thời phải đoàn kết với tiểu tư sản, trí thức, trung, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc và phú nông, dùng bạo lực cách mạng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
tthnew
Xem chi tiết
Nấm Lùn
Xem chi tiết
Minh Lâm
Xem chi tiết
Lê viết triệu
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Haein Lee
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
Xem chi tiết
F.C
Xem chi tiết
Tường Nguyễn Thế
Xem chi tiết