Hướng dẫn soạn bài Lão Hạc - Nam Cao

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Koy Pham

theo em đặc sắc về ngệ thuật của truyện lão hạc là gì

Phạm Quỳnh Anh
7 tháng 9 2017 lúc 14:56

Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện. Diễn biến tâm lí của lão Hạc xung quanh việc bán chó, sự thay đổi trong ý nghĩ của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông và kính trọng lão Hạc được miêu tả rất hợp lí, tự nhiên. Nhân vật kể xưng "tôi" làm cho câu chuyện gần gũi; đồng thời, có lúc "tôi" hoá thân vào nhân vật lão Hạc và các nhân vật khác mà kể, tạo cho tác phẩm có nhiều giọng điệu.

T.Thùy Ninh
6 tháng 9 2017 lúc 16:13

Mở bài:
+ Giới thiệu khái quát về nhà văn Nam Cao: 1 diểm
- Nam Cao (1915 -1951 ) tên khai sinh là Trần Hữu Tri,quêở làng Đại Hoàng, phủ Lí
Nhân ( Nay là xã HoàHậu, huyệnLí Nhân), tỉnh HàNam.
- Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những sáng tác chân thực viết về người
nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội
cũ.
- Sau Cánh mạng tháng Tám năm 1945, Nam Cao đi theo cách mạng, ông đã tận tụy
sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hi sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch.
Nam Cao được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
năm 1996.
+ Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ( xã hội Việt Nam giai đoạn
1930-1945 )
Thân bài :
a)Tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn “Lão Hạc” :
+ Là một người xuất thân từ nông thôn, Nam Cao rất am hiểu cuộc sống của người
nông dân chân lấm tay bùn, ông thấu hiểu nỗi khổ cực của người nông dân, chính vì thế,
qua các sáng tác của mình,ông đã thành côngở mảng đề tài này. Truyện ngắn Lão Hạc là
một điển hình.
+ Học sinh làm sángtỏ tài năng nghệ thuật của nhàvăn qua các ý sau:
- Nghệ thuật kể chuyện: nét đặc sắc nhất là cách kể chuyện của nhà văn, thông qua lời
kể của một nhân vật được chứng kiến câu chuyện ( Ông giáo ) làm cho câu chuyện giàu
tính chân thực. . .
- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: thông qua ngoại hình và nhất là miêu tả
diễn biến tâm lí nhân vật rất thành công. Nhân vật chính (Lão Hạc) được miêu tả và nhìn
nhận qua nhiều nhân vật khác (qua ông giáo, Binh Tư, qua vợ ông giáo . . . )

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: từ những sự việc tưởng như rất vụn vặt, tác
giả đã tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện qua các tình huống truyện : từ việc lão Hạc bán
con chó vàng,lão Hạc nhờ ông giáo trông coi giúp mảnh vườn, lão Hạc xin bả chó đến cái
chết thêthảm của lão Hạc ...
- Tính triết lí của câu truyện: nhiều câu văn, đoạn văn giàu tính triết lí về cuộc sống,
về con người, đến nay vẫn còn nguyên giá trị:
“ Chao ôi ! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu
họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho
ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta
thương…”
Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện sinh động tài năng nghệ thuậtcủa Nam Cao -ông
xứng đáng là một nhà văn xuất sắc trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng
thángTám 1945.
b)Cáinhìn nhânđạo của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc:
- Nhà văn đã thấy rõ và cảm thông với nỗi khổ cực về cuộc sống túng quẫn của lão
Hạc- một người nông dân nghèo khổ: nhà nghèo, vợ chết, chỉ còn đứa con trai. Phẫn chí
vì không đủ tiền cưới vợ nên người con trai của lão Hạc bỏ đi đồn điền cao su…
điểm
- Lão Hạc nuôi con chó vàng như một kỉ vật của anh con trai, như một người bạn tâm
tình… Sự túng quẫn đã đẩy lão Hạc vào bi kịch:bán “ Cậu Vàng ”, thậm chí phải tìm đến
cái chết thêthảm, đauđớn…
- Cùng với việc phản ánh cuộc sống khổ cực, túng quẫn của Lão Hạc, nhà văn Nam
Cao đã phản ánh khá trung thực những phảm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam
trước năm 1945 mà Lão Hạc là một điển hình: lão Hạc là một người cha nhất mực thương
con; một con người dù nghèo khó nhưnggiàu lòng tự trọng,thà chết để giữ lại mảnh vườn
cho con, “ chết trong còn hơn sống đục”…

- Những phẩm chất đáng quý của lão Hạc, cái chết thê thảm và đau đớn của lão Hạc đã
phản ánh tình cảnh đói khổ, bế tắc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám 1945; đồng thời cũng thể hiện cái nhìn đầy yêu thương và trân trọng đối với người
nông dân (cáinhìn nhânđạo )của nhà văn Nam Cao…
- H/s có thể phân tích kĩ hơn ý nghĩ của ông giáo sau cái chết của lão Hạc ( đây cũng
chính là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình của Nam Cao ). Nam Cao đã khẳng định một thái
độ sống với cách nhìn nhận và cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo sâu sắc:
“ Chao ôi ! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì
ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn
nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta
thương…”
- H/s có thể so sánh với một số tác phẩm có cùng đề tài viết về người nông dân Việt
Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 để làm phong phú thêm bài làm …( Tắt đèn của
Ngô Tất Tố, Sống chất mặc baycủa Phạm Duy Tốn . . . )
Kết bài:
-Nêuvị trí, vaitrò của nhà văn và giá trị của truyện ngắn Lão Hạc.
- Khẳng định lại tài năng nghệ thuật và cái nhìn nhân đạo của nhà văn Nam Cao qua
truyện ngắn Lão Hạc ...

Tham khảo ạ

Hoài Thu
10 tháng 9 2017 lúc 20:06

Nhân vật Lão Hạc được xây dựng bằng phương pháp đối lập. Lão Hạc bề ngoài có vẻ lẩm cẩm, gàn dở, thậm chí còn bị nghi là đánh bả chó nữa, nhưng bên trong là con người lương thiện, giàu lòng tự trọng và cũng giàu lòng vị tha. Nhân vật lão Hạc được miêu tả qua những chi tiết về ngoại hình, qua bộ dạng, hành vi, ngôn ngữ đối thoại nội tâm.

Windy
11 tháng 9 2017 lúc 14:21

Nhân vật Lão Hạc được xây dựng bằng phương pháp đối lập. Lão Hạc bề ngoài có vẻ lẩm cẩm, gàn dở, thậm chí còn bị nghi là đánh bả chó nữa, nhưng bên trong là con người lương thiện, giàu lòng tự trọng và cũng giàu lòng vị tha. Nhân vật lão Hạc được miêu tả qua những chi tiết về ngoại hình, qua bộ dạng, hành vi, ngôn ngữ đối thoại nội tâm.

- Việc kể chuyện bằng lời kể của nhân vật “tôi” có hiệu quả nghệ thuật rất cao vì nó gây xúc động cho người đọc.

- Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở chỗ:

+ Rất mực chân thực.

+ Thấm đượm cảm xúc trữ tình.

- Qua nhân vật “tôi”, người kể chuyện – tác giả đã biểu lộ tự nhiên những cảm xúc, suy nghĩ của mình.

- Chất trữ tình thể hiện ở giọng kể, ở những câu cảm thán. Nhiều khi không nén được cảm xúc, tác giả đã gọi tên nhân vật lên để trò chuyện, than thở: “Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão?” “Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão có thể làm liều hơn ai hết…”, “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng nhắm mắt…”.


Các câu hỏi tương tự
Descendants “Trúc Trần”...
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Bình Lê
Xem chi tiết
NT Khánh Băng
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
Xem chi tiết
Lâm Phạm Vĩnh Đan
Xem chi tiết
Đinh Duy Khánh
Xem chi tiết
Chinh Vu thi
Xem chi tiết
Diễm Hòa
Xem chi tiết