1. Mạch lạc trong văn bản
a. Mạch lạc trong văn bản có tất cả các tính chất được đưa ra trong bài.
b. Em tán thành với ý kiến đó. Vì nó phản ánh chính xác đặc điểm cơ bản của tính mạch lạc.
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
a. Sự việc chính : hai anh em phải xa nhau nhưng tình cảm vẫn luôn còn mãi. "Sự chia tay" và "những con búp bê" là sự kiện, đối tượng chính của truyện. Hai anh em Thành, Thủy là nhân vật chính trong truyện.
b. Các sự việc được liên kết xoay quanh một chủ đề thống nhất. Đó là sự mạch lạc của văn bản.
c. Các đoạn được nối với nhau bởi cả 4 mối liên hệ được nêu. Chúng rất tự nhiên và hợp lí.
Luyện tậpCâu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Tính mạch lạc của văn bản Mẹ tôi được trình bày theo các ý :
- (1) : Lí do người bố viết thư.
- (2) : Vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời người con.
- (3) : Vì thế con cần nhận thấy sai và sửa đổi.
→ (2) giải thích (1), dẫn dắt đến (3); liên kết mạch lạc.
b.
* Văn bản Lão nông và các con :
- 2 câu đầu : giá trị lao động
- 14 câu tiếp : hành trình lao động
- 4 câu cuối : lời kết khẳng định "lao động là vàng"
→ Cả ba phần đều xoay quanh làm nổi bật chủ đề "lao động là vàng" → có tính mạch lạc.
* Văn bản (2) :
Câu đầu giới thiệu bao quát sắc vàng. Các câu sau biểu hiện sự phong phú của sắc vàng. Hai câu cuối nhận xét chung về sắc vàng đó.
→ Các phần tập trung thể hiện chủ đề "sắc vàng làng quê ngày mùa" → có sự liên kết các câu, tạo sự mạch lạc cả nội dung và hình thức.
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Như vậy không ảnh hưởng đến sự mạch lạc của văn bản. Nếu thuật lại sự chia tay của người lớn, chủ đề "cuộc chia tay của hai anh em và hai con búp bê" sẽ bị phân tán, mất tính mạch lạc.