Cái bóng là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm. Cái bóng là chi tiết thắt nút và mở nút tạo sự hấp dẫn, gay cấn cho câu chuyện. Cái bóng là chỉ tiết diễn tả đc ht sự tàn bạo của chế độ nam quyền cx như thân phận của người phụ nữ trong xh phong kiến.
"Cái bóng" là chi tiết đặc sắc trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương cũng là đầu mối mang tính nút thắt cho toàn bộ bi kịch của Vũ Nương. Tìm hiểu ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam xương để thấy được nét đặc sắc của chi tiết và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ.
Chi tiết cái bóng là một trong những chi tiết đặc sắc trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của nhà văn Nguyễn Dữ. Nó xuất hiện ba lần trong văn bản, tạo nút thắt nút mở cho câu chuyện. Nó khiến cho Trương Sinh nghi ngờ, gây ra nỗi oan cho vợ và cũng chính nó khiến Trương Sinh tỉnh ngộ, hiểu ra nỗi oan của Vũ Nương rồi lập đàn giải oan cho nàng. Chi tiết cái bóng giúp làm nổi bật lên đặc điểm tính cách, phẩm chất , số phận của nhân vật. Qua đó, ta thấy được bé Đản là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ; Trương Sinh là một người đàn ông hồ đồ, ghen tương mù quáng; còn Vũ Nương là một người vợ thủy chung son sắc, khao khát tổ ấm gia đình đc đoàn tụ, nàng là một người mẹ yêu thương con nhưng lại có số phận mong manh, ngắn ngủi. Ngoài ra nó còn làm tăng giá trị tố cáo, triết lí của tác phẩm. Rằng xã hội phong kiến bất công có thể khiến người phụ nữ chết oan vì bất cứ lí do vu vơ nào. Hạnh phúc của con người mong manh như chiếc bóng nên chúng ta phải biết trân trọng những gì mình đang có, không nên hành động một cách hồ đồ để dẫn đến những kết quả đáng tiếc.
Trong tp "Chuyện người con gái Nam Xương" chi tiết cái bóng là một chi tiết tuy nhỏ lẻ nhưng chứa đựng sự hấp dẫn, tư tưởng nghệ thuật của tác giả và tp. Chi tiết cái bóng đc xuất hiện 2 lần trong tp, có vị trí ko thể thiếu trong sự phát triển cốt truyện, gắn liền với bước ngoặt trong cuộc đời Vũ Nương, đẩy VN vào một tình huống nghiệt ngã ko lối thoát. Tuy thế nhưng nếu ko có chi tiết cái bóng, có thể nói, thật khó để tạo nên tình huống độc đáo và thử thách đến vậy cho nhân vật bộc lộ mình. Chiếc bóng là nút thắt của câu chuyện nhưng nó cũng chính là nút mở. Chiếc bóng tích oan và cũng giải oan cho Vũ Nương. Chiếc bóng ko chỉ khiến cho Trương Sinh hiểu đc nỗi oan tày trời của vợ mà còn nhận ra sai lầm nghiêm trọng của mình đã dẫn đến hp gđ tan vỡ. Chiếc bóng ko lời, chiếc bóng thầm lặng mà lại phản ánh rủi ro, bất hạnh đầy ngẫu nhiên; phản ánh hp mong man của con người và cũng giúp nv bộc lộ tính cách của mình. Bên cạnh đó, chi tiết cái bóng còn dồn nén tình cảm sâu sắc của các nv. Với VN, chiếc bóng là hiện hữu của tấm lòng nhớ chồng thương con. Với bé Đản đó là hình ảnh người cha hằng đêm xuất hiện. Và với Trương Sinh, chiếc bóng là bài học cay đắng cho thấy sự bất công, sai lầm tai hại mà chàng đã trút lên vợ mình. Chi tiết này cũng là chi tiết thể hiện thân phận người phụ nữ xưa. Bởi chính lời nói của đứa con mình đứt ruột đẻ ra; bởi chính sự đa nghi, mù quáng của người chồng mình yêu thương hết mực mà Vũ Nương rơi vào bi kịch của cuộc đời. Nó cho thấy, hp của người phụ nữ thật bé nhỏ và mỏng manh biết bao; luôn có những rủi ro, trắc trở đẩy họ vào đường cùng.
Qua đó ta có thể thấy, chi tiết cái bóng thật sự là một chi tiết đắt giá, tăng thêm sự kịch tính hấp dẫn và mang đến cho người đọc bao suy nghĩ