Bài 10: Quan niệm về đạo đức

người vô hình

Nêu quan điểm của em về chữ hiếu của con cái với cha mẹ ngày nay

Quang Nhân
27 tháng 1 2021 lúc 21:34

I. Mở bài:

- Nêu vấn đề cần nói

“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Đây là những câu tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con người. không chỉ chúng ta có lòng biết ơn đối với cha mẹ mà lòng biết ơn còn được thể hiện với ông bà và đất nước. hiếu thảo là là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Lòng hiếu thảo còn là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta. Chúng ta cùng đi tìm hiểu lòng hiếu thảo của con người Việt Nam.

II. Thân bài:

1. Hiếu thảo là gi?

- Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ

- Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả

2. Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào?

- Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà, cha mẹ

- Biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm.

- Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.

- Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tổ tiên

3. Vì sao cần phải có lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ?

- Ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta

- Hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội

- Sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người

- Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọng

- Khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn

- Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo

- Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình

4. Cần làm gi để có được lòng hiếu thảo?

- Bạn cần phải biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ

- Bạn cần chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già

- Cư xử tốt với ông bà cha mẹ, không cãi lại

- Yêu thương an hem trong nhà cũng là thể hiện lòng hiếu thảo

5. Phê phán những người không hiếu thảo.

Trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Đó là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.

III. Kết bài:

- Phải sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ

- Cần thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.

Bình luận (0)
Kieu Diem
27 tháng 1 2021 lúc 21:34

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: chữ hiếu của con cái với cha mẹ.

2. Thân bài

a. Giải thích

Chữ hiếu: là tấm lòng thảo thơm, hiếu kính, sự đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ của những người con.

b. Bàn luận

Cha mẹ là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.Cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thỏa với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập.Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng là những con người, những hành động sống với lòng hiếu thảo.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình,… → những người này đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của lòng hiếu thảo và rút ra bài học cho bản thân.

Bình luận (0)

Chữ "Hiếu" là thứ tình cảm cao quý mà con cái dành cho cha mẹ,cũng có một số những người con chưa thực sự quan tâm đến cha mẹ.Cần quan tâm yêu thương cha mẹ hơn vì họ là người đã có công sinh thành đối với chúng ta.

Bình luận (0)
LA.Lousia
27 tháng 1 2021 lúc 21:42

Chữ "Hiếu" là thứ tình cảm cao quý mà con cái dành cho cha mẹ,cũng có một số những người con chưa thực sự quan tâm đến cha mẹ.Cần quan tâm yêu thương cha mẹ hơn vì họ là người đã có công sinh thành đối với chúng ta.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Huyền Thương
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
nguyễn phương linh
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
callme_lee06
Xem chi tiết
Tam Cao Duc
Xem chi tiết
Thơ Mai
Xem chi tiết