Hướng dẫn soạn bài Cổng trường mở ra

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huyền diệu Phạm thị

nêu nét chính tronng bài qua đèo ngang

Vũ Minh Tuấn
1 tháng 11 2019 lúc 20:58

Văn bản qua đèo ngang

1. Nội dung

Tác phẩm Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiên được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang còn cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.

Cảnh vật đèo Ngang trong buổi chiều tà đã được tác giả mô tả vô cùng hoang sơ, tiêu điều cũng đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan.

2. Nghệ thuật bài thơ

– Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát, tâm trạng buồn, sâu lắng.

– Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.

– Dùng nhiều các biện pháp nghệ thuật ẩn chứa bên trong như phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, lối chơi chữ, sử dụng các từ láy, sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa,…rất hay.

– Dùng nghệ thuật đối: đối ý qua tâm trạng của chính tác giả: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.

– Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa: cuốc cuốc= quốc= đất nước, gia gia= nước nhà.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Diệu Huyền
2 tháng 11 2019 lúc 10:54
Tham khảo: 1. Mở Bài

- Giới thiệu khái quát về Bà Huyện Thanh Quan (những nét chính về con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác,...).

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Qua đèo Ngang

- Nêu vấn đề nghị luận: Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Qua đèo Ngang.

2. Thân Bài

a. Nội dung

- Bức tranh cảnh vật nơi đèo Ngang:

+ Thời gian: "bóng xế tà" - gợi lên trong mỗi người nỗi buồn man mác với nỗi trống vắng, cô đơn.

+ Không gian: đèo Ngang rộng lớn, mênh mông - sự rộng lớn của không gian càng làm tăng thêm nỗi buồn và sự trống vắng.

+ Cảnh vật: "chen" - sự chen chúc, hoang sơ, không có trật tự của cảnh vật mà qua đó nó còn thể sức sống của vạn vật trước sự khắc nghiệt của khí hậu và sự mênh mông của không gian.

+ Sự sống của con người:

Từ láy "lom khom", "lác đác"

Nghệ thuật đảo ngữ

Sử dụng các từ ngữ "vài", "mấy" đã làm tăng thêm sự nhỏ bé của bóng hình con người và sự thưa thớt, hoang vắng của cảnh vật

→ Bức tranh cảnh vật đèo Ngang lúc chiều tà rộng lớn, mênh mông, thấp thoáng hiện lên bóng hình của con người, của sự sống nhưng vẫn còn hoang vắng, đìu hiu, gợi lên cảm giác man mác buồn và sự vắng lặng, cô đơn.

- Nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ:

+ Nỗi nhớ nước, thương nhà của thi sĩ:

Nghệ thuật chơi chữ: Chữ "quốc" là nước là từ đồng âm với từ "cuốc" - chỉ một loài chim và "gia gia" là từ có âm gần giống với loài chim đa đa

Nghệ thuật đảo ngữ: Đưa hai từ "nhớ nước", "thương nhà" lên đầu hai câu thơ.

+ Nỗi cô đơn, bơ vơ, lạc lõng giữa không gian bao la, rộng lớn.

Sử dụng các dấu phẩy, tách các sự vật "trời", "non", "nước" - gợi lên sự chia lìa, xa cách nhau.

"Mảnh tình riêng ta với ta": "ta" thường dùng để chỉ cái chung cho cả cộng đồng, tập thể thì giờ đây nó chỉ còn là cái cá nhân, cái riêng của tác giả

b. Nghệ thuật

- Bài thơ đã đạt đến sự chuẩn mực trong việc sử dụng thể thơ Đường luật.

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng tài năng và đem đến hiệu quả nghệ thuật to lớn.

- Nghệ thuật đảo ngữ, chơi chữ cùng việc sử dụng các từ láy.

3. Kết Bài

Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Qua Đèo Ngang và cảm nghĩ của em về bài thơ.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lu Lu
Xem chi tiết
Nguyễn Mi
Xem chi tiết
Quỳnh Hoàng
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Kayoko
Xem chi tiết
Le Thi Viet Chinh
Xem chi tiết
Uzumaki Naruto
Xem chi tiết
Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Nguyễn Mi
Xem chi tiết