Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Cảm nghĩ về cô bé bán diêm:
– Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp:
+ Sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần
+ Phải bươn chải kiếm sống ngay từ khi còn rất nhỏ.
– Ước mơ của em thực tế, giản dị và hồn nhiên:
+ Mơ no ấm, sum vầy bên gia đình
+ Muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em
– Em bé tội nghiệp chết đói và chết rét ngoài đường– Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.
– Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.
– Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người)