Bài 2: Cực trị hàm số

thaoanh le thi thao

giúp mình vs

1. giá trị m đẻ khoảng cách từ điểm M( 0;3) đến đường thẳng đi qua 2 điểm cực trị của đồ thị hàm số y= x^3 +3mx+1 bằng \(\dfrac{2}{\sqrt{5}}\)

2. cho h/s y= 2x^3 + 3( m-1)x^2+ 6(m-2)x-1. xác định m để h/s có điểm cực đại và cực tiểu nằm trong khoảng (-2;3)

3.cho h/s y= \(\dfrac{1}{3}x^3-\left(m+1\right)x^2+\left(2m+1\right)x-\dfrac{4}{3}\) . tìm tất cả các giá trị của tham số m>0 đẻ đò thị hàm số có điểm cực đại thuộc trục hoành

Akai Haruma
20 tháng 7 2017 lúc 0:46

Bài 1:

ĐTHS \(y=x^3+3mx+1\) có hai điểm cực trị khi \(y'=3x^2+3m=0\Leftrightarrow x^2+m=0\) có hai nghiệm phân biệt \(\Leftrightarrow m<0\)

Hoành độ của hai điểm cực trị chính là hai nghiệm của PT \(x^2+m=0\)

Khi đó ta có \(y=x^3+3mx+1=x(x^2+m)+2mx+1=2mx+1\)

Do đó \(d: y=2xm+1\) là đường thẳng đi qua hai điểm cực trị

\(\Rightarrow d(M,d)=\frac{|1-3|}{\sqrt{(2m)^2+1}}=\frac{2}{\sqrt{5}}\Leftrightarrow m^2=1\rightarrow m=-1\) (do \(m<0\))

Vậy $m=-1$

Bài 2:

ĐTHS trên có hai điểm cực trị khi \(y'=6x^2+6(m-1)x+6(m-2)=0\)

\(\Leftrightarrow 6[x+(m-2)](x+1)=0\) có hai nghiệm phân biệt.

Khi đó, chỉ cần \(m\neq 3\)

Từ pt trên ta thu được hai nghiệm \(x=2-m;x=-1\)

Điểm CĐ và CT nằm trong khoảng \((-2,3)\) suy ra

\(\left\{\begin{matrix} -1\in (-2;3)\\ 2-m\in (-2;3)\end{matrix}\right.\Leftrightarrow 4>m>-1\)

Vậy \(4>m>-1\)\(m\neq 3\)

Bình luận (0)
Akai Haruma
20 tháng 7 2017 lúc 1:15

Bài 3:

Ta có \(y'=x^2-2(m+1)x+2m+1=0\)

\(\Leftrightarrow [x-(2m+1)](x-1)=0\)

ĐTHS có cực trị khi PT trên có hai nghiệm phân biệt, tức là \(m\neq 0\)

Khi đó, hai nghiệm thu được là \(1\)\(2m+1\) .

Hiển nhiên các điểm cực trị của ĐTHS là \((1;m-1);\left(2m+1,\frac{-4m^3}{3}+m-1\right)\)

Điểm cực trị của ĐTHS thuộc trục hoành thì tung độ bằng $0$

Nếu \((1;m-1)\) là điểm cực đại thì \(\left\{\begin{matrix} m-1=0\\ m-1>\frac{-4m^3}{3}+m-1\end{matrix}\right.\Rightarrow m=1\)

Nếu \(\left (2m+1,\frac{-4m^3}{3}+m-1\right)\) là điểm cực đại thì

\(\left\{\begin{matrix} \frac{-4}{3}m^3+m-1=0\\ m-1<\frac{-4m^3}{3}+m-1\end{matrix}\right.\Rightarrow m<0\) (không thỏa mãn)

Vậy $m=1$

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Tâm Cao
Xem chi tiết
Tâm Cao
Xem chi tiết
Phạm Thị Bích Thạch
Xem chi tiết
thaoanh le thi thao
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Vân
Xem chi tiết
Minh Hảo Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Tín
Xem chi tiết
Vũ Sông Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết