Văn bản ngữ văn 9

Nam

Em hãy viết 1 bài văn bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay

Thảo Phương
15 tháng 4 2019 lúc 10:03

- Quan hệ che chở, bảo bọc: làm cho người con dễ có cảm giác được cha mẹ yêu thương và cha mẹ có cảm giác làm tròn nghĩa vụ đối với con cái. Tuy nhiên, mối quan hệ này dễ làm cho cha mẹ có thái độ độc đoán, áp đặt đối với con, làm cho người con dễ có thói quen dựa dẫm, ỷ lại, thụ động, không biểu hiện được năng lực, suy nghĩ, cá tính riêng. Điều này rất có hại cho con cái khi cha mẹ không còn hoặc khi con cái trưởng thành, phải sông xa cha mẹ.

- Quan hệ bình đẳng, độc lập : có những cái lợi đối với người con. Thông thường đó là quan điểm của Tây phương. Người con độc lập, tự lập, bình đẳng với cha mẹ ngay từ nhỏ. Do đó, con cái sẽ trưởng thành sớm, có khả năng vững vàng khi bước vào đời. Tuy nhiên, do độc lập, thiếu sự nâng đỡ từ người lớn, thiếu kinh nghiệm nên con cái dễ dàng bị vấp ngã nặng nề, khá đau đớn.

- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái không được thân thiết như truyền thống Phương Đông. Quan hệ chia sẻ, gắn bó như biểu hiện của hình hai: vừa phù hợp với truyền thông Phương Đông, vừa có giá trị tốt nhất. Trong mối quan hệ này, cha mẹ vẫn thể hiện được tình cảm yêu thương, che chở, bảo bọc cho con cái mà con cái cũng đồng thời có được sự độc lập, có khoảng trời riêng cho cuộc sống của mình. Điều này giúp cho cha mẹ và con cái luôn luôn có sự gắn bó với nhau trong đó cha mẹ với kinh nghiệm, khả năng và tình yêu thương có thể chia sẻ và mang đến cho con cái những lời khuyên, những chỉ dạy, những điều tốt đẹp nhất. Con cái cũng gắn bó với cha mẹ, cũng tận dụng được những ưu thế của cha mẹ để bản thân độc lập, phát huy được năng lực riêng, ước mơ, hoài bão riêng mà không bị áp đặt như kiểu quan hệ thứ nhất hay đơn độc như kiểu quan hệ thứ ba.

Tóm lại: Để tạo được mối quan hệ chia sẻ, gắn bó, cha mẹ cần có nhận thức và thái độ yêu thương nhưng tôn trọng con cái với tư cách là một con người có quyền sống riêng. Còn con cái cũng cần nhận thức được tình cảm yêu thương của cha mẹ đối với mình, kính trọng cha mẹ, hiếu thảo, vâng lời nhưng cũng đồng thời thấy bản thân mình có suy nghĩ, tình cảm và quyền sống riêng phù hợp với đặc điểm của con người mình để một mặt yêu thương gắn bó với cha mẹ, một mặt vẫn có đời sống độc lập của riêng mình. Nhiều bi kịch giữa cha mẹ và con cái đã xảy ra. Phần lớn do cha mẹ quá che chở, bao bọc đối với con cái hoặc để con cái quá độc lập khi tuổi đời của chúng còn quá non trẻ, chưa đủ sức đối phó với sóng gió của cuộc đời.

Kết luận cần đưa ra: Giữa cha mẹ và con cái, từ xưa đến nay có rất nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Tuy nhiên, qua thực tế, chúng ta cần thấy sự gắn bó, chia sẻ trên cơ sở của tình cảm yêu thương đó là điều tốt nhất cho cả cha mẹ và con cái.

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Lan
14 tháng 4 2019 lúc 18:58

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi…”

Chẳng phải ngẫu nhiên mà cha ông ta đã để lại cho con cháu của mình những lời dạy ấy. Có lẽ bởi vì tình cảm giữa cha mẹ và con cái là điều đã có từ xa xưa. Công cha, nghĩa mẹ muôn đời vẫn bao la, vô bờ bến và đạo con muôn đời vẫn phải khắc ghi.

Trong tất cả những thứ tình cảm: tình bạn, tình thầy trò,… thì tình mẫu tử, phụ tử là tình cảm duy nhất khởi nguồn ngay từ khi bạn chưa chào đời. Tình cảm ấy là duy nhất, là bất biến và vĩnh cửu. Từ thuở bạn còn đang là giọt máu đỏ tươi trong bào thai, cha mẹ đã dành cho chúng ta sự trân trọng, nâng niu và thương yêu hơn bất cứ một thứ gì khác. Và cũng từ khi ấy, công cha, nghĩa mẹ với bạn đã tồn tại. Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, cha mẹ cũng chính là người hạnh phúc nhất. Tôi tin chắc, khoảnh khắc bạn hé đôi môi chào nhân gian cũng chính là phút giây cha mẹ bạn mãi mãi chẳng bao giờ quên. Khi bạn chập chững tập đi, cha là người nâng bước bạn. Khi bạn bi bô tập nói, mẹ là người lắng nghe đầu tiên. Rồi khi bạn trưởng thành, cha là người dẫn bước để bạn không lạc lối, mẹ là người luôn an ủi, động viên.

Những người con bao giờ cũng cố gắng làm tròn đạo hiếu với tất cả niềm kính trọng và thương yêu các đấng sinh thành của mình. Thuở bé, ai cũng mong muốn mình chăm ngoan, học tốt để cha mẹ vui lòng, để bản thân hãnh diện. Mỗi lúc vui, buồn, người mà bạn muốn san sẻ nhất chính là mẹ cha. Theo thời gian, cha mẹ của bạn sẽ già yếu. Gương mặt những người con đầy lắng lo, sợ một ngày cha mẹ rời xa mình.

Tôi bỗng nghĩ đến truyện cổ tích “Chuyện cây táo”. Cây táo bao năm hi sinh cho cậu bé mọi thứ. Cho đến một ngày, cây táo nọ chỉ còn trơ lại cái gốc già cằn cỗi. Cậu bé thuở xưa giờ cũng đã mỏi mệt với cuộc đời nên chỉ mong được về bên gốc táo. Gốc táo sẵn sàng đón chờ cậu về nghỉ ngơi. Câu chuyện chính là hiện thân hoàn hảo cho tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ - con cái, gắn kết và thương yêu. Nhưng cuộc sống hiện nay lại tồn tại không ít những người mang trong mình dòng máu vô cảm. Người mẹ sẵn sàng ném con còn đỏ hỏn từ tầng cao, người cha sẵn sàng cưỡng bức đứa con gái dại thơ. Ở đâu đó, tiếng khóc van xin của con trẻ vẫn văng vẳng vang lên khi bị chính những người sinh ra mình tra tấn thể xác và tinh thần. Chao ôi! Thật đáng buồn thay! Và còn buồn hơn khi những đứa con bất hiếu sẵn sàng lăng mạ hay giết hại chính người sinh ra mình.

Để tình cảm cha mẹ và con cái không trở thành những sự việc đáng lên án, con người ta cần gìn giữ và bồi đắp cho tình cảm sơ khai này. Hãy để tình cảm là sợi dây gắn kết những người chung dòng máu mủ với nhau! “Máu mủ ruột rà” mãi mãi là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân quý nhất trong cuộc đời của bạn

Bình luận (0)
minh nguyet
14 tháng 4 2019 lúc 20:14

Tham khảo dàn ý:

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài

- Đặt vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.

- Ngày nay, mối quan hệ cha mẹ - con cái dường như đang gặp khủng hoảng nặng nề bởi nhiều lý do khá phức tạp.

2. Thân bài:

* Giải thích quan niệm về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

* Vai trò của mối quan hệ cha mẹ và con cái trong cuộc sống

- Tình mẫu tử, tình phụ tử là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, là chiếc la bàn giúp ta định vị được những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Nó không giống như tình cảm bạn bè, cũng không phải là tình cảm khi ta yêu một người nào đó mà là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái.

- Thông thường tình cảm bắt nguồn từ các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Riêng tình cảm cha mẹ đối với con cái là do được khơi dậy từ tình yêu thương tự nhiên.

- Chính vì thế, tình cảm cha – mẹ - con cái và ngược lại, đạo làm con đối với cha mẹ là quan hệ "máu mủ ruột rà", có ý nghĩa thiêng liêng, gắn bó nhất của con người. Nó là nền tảng để xây dựng những mối quan hệ tình cảm khác trong xã hội chúng ta.

- Tình cảm của cha mẹ và con cái đã trở thành thứ tình cảm trường tồn, vượt qua không gian, thời gian và những biến đổi của các yếu tố trong xã hội.

* Thực trạng về mối quan hệ cha mẹ với con cái trong gia đình ngày nay

- Gia đình nói chung trong đó có gia đình Việt Nam luôn luôn bị tác động bởi diễn biến xã hội xung quanh và ngày nay không tránh khỏi sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ giữa các thành viên.

- Nguyên nhân có thể do:

+ Tác động của những diễn biến không ngừng của xã hội;

+ Nhu cầu tự khẳng định của cá nhân, có thể dẫn đến tính ích kỷ, hẹp hòi, do sự tăng trưởng của nền kinh tế thị trường, cũng như do hiện tượng công nghiệp hóa, đô thị hóa;

+ Mô hình “Gia đình hạt nhân” thích hợp hơn và thay thế cho nếp sống đại gia đình cổ xưa; con cái trưởng thành muốn cha mẹ cho ở riêng, trong khi cha mẹ già lại thích sống chung với con cái để có cháu bồng cháu bế;

+ Kinh tế phát triển, con cái được học hành đến nơi đến chốn, thành đạt sớm, nhu cầu tự lập tăng cao, không muốn và không chấp nhận sự phụ thuộc vào gia đình;

+ Con cái bận rộn làm ăn không có nhiều thời gian chăm sóc cha mẹ, nhất là cha mẹ đã già yếu; cha mẹ lo kinh tế gia đình lơ là việc chăm sóc, giáo dục, hướng dẫn con cái;

+ Khoảng cách tâm lý giữa hai thế hệ càng ngày càng gia tăng do những chuyển biến ngoài xã hội. Điều này thường dẫn đến hậu quả là xảy ra những xung đột giữa hai thế hệ;

+ Cha mẹ nhiều người vẫn còn nặng nề về thành tích công lao, muốn độc quyền nắm giữ vận mệnh con cái khiến con cái bị tổn thương và ức chế; có nhiều trường hợp còn xảy ra việc cha mẹ lạm dụng quyền hành hay dùng bạo lực khiến con cái uất hận muốn xa rời và đứt gánh với cha mẹ, gia đình…

- Có thể liên hệ bản thân: Mối quan hệ của em với cha mẹ như thế nào, em đã làm gì để giúp cho mối quan hệ ấy luôn luôn tốt đẹp ?

3. Kết bài

- Dù xuất phát từ bất cứ nguyên nhân nào, sự rạn nứt, đổ vỡ trong mối quan hệ cha mẹ - con cái trong gia đình cũng là một thực trạng đáng buồn và đáng suy nghĩ.

- Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại một cách nghiêm túc và cới mở mối quan hệ thân thiết này, làm sao để một đàng con cái biết sống trọn vẹn đạo làm con của mình, đàng khác cha mẹ cũng biết cách hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ làm cha làm mẹ của mình.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Magic Music
Xem chi tiết
Khánh Ngọc Hoàng
Xem chi tiết
Grim XDGame
Xem chi tiết
phantuananh
Xem chi tiết
Chu Anh Trang
Xem chi tiết
Giang
Xem chi tiết
k toan
Xem chi tiết
Xuân Quý Huỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Kiều Anh
Xem chi tiết