Tham khảo
Hằng ngày con người quan hệ giao tiếp với nhau bằng lời ăn tiếng nói. Vì vậy, lời nói đóng
vai trò quan trọng trong việc khởi tạo những mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng văn hóa giao tiếp
của dân tộc. Sớm nhận thức được diều đó, ngày từ xưa ông bà ta đã có câu: "Lời nói gói
vàng", đồng thời cũng có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau". Đó cũng là lời nhắc nhở mọi người về giá trị của lời nói và cũng là lời khuyên về cách
sử dụng lời nói làm sao cho ý nghĩa để đẹp lòng nhau.
Lời nói quả thật mang ý nghĩa cực kì to lớn trong cuộc sống. Người ta nói: "Lời nói gói vàng",
hiển nhiên không phải lời nói bọc vàng trong đó bởi lời nói là cái vô hình không phải vật thể
rõ ràng mà có thể bọc chứa. Tuy nhiên lời nói ra có thể chứa những ý nghĩa quý báu, đáng
quý hơn cả vàng bạc, vật chất. Lời nói ra đúng lúc, đúng nơi mang ý nghĩa to lớn. Một lời
khuyên ngăn có lí, có tình có thể giúp một con người đang sa vào những con đường lầm lỡ
quay đầu lại, giúp họ đi đúng con đường của mình, đưa cuộc đời họ ra ánh sáng mới. Một
lời động viên an ủi cho những người không may, vấp phải khó khăn, bất hạnh trong cuộc
sống giúp họ có thêm nghị lực để vươn lên, thấy mình được quan tâm và hạnh phúc. Chẳng
phải như vậy không quý hơn vàng bạc sao? Lời nói cũng gắn kết con người với nhau, nó là
biểu hiện của những tâm hồn đẹp. Có những người quý mến nhau, kết bạn chỉ đơn thuần vì
lời nói là như thế. Những lời nói ra trở thành những câu nói bất hủ đi vào lịch sử bởi nó
mang ý nghĩa sâu sắc, lớn lao tác động đến xã hội. Chẳng hạn như câu nói của Bác Hồ, Lê
nin,...Chỉ cần một câu nói ý nghĩa có thể cứu vớt hàng triệu người lâm vào khủng hoảng,
đường cùng. Từ đó ta thấy được giá trị to lớn của lời nói.
Lời nói quả thật ý nghĩa như vậy nhưng có phải nó tốn tiền gì để mua đâu. Lời nói xuất phát
từ mỗi người, nó ảnh hưởng đến người đó và những người xung quanh họ. Nói sao để
người khác nghe cảm thấy hài lòng, dễ chịu mới là cách nói của những người khéo léo.
Cũng là lời nói, không phải dùng cái gì để mua nhưng tại sao lại quá nhiều người không biết
dùng những từ ngữ đẹp, có giá trị để nói chuyện với nhau mà lại cứ nói chuyện lại làm cho
người khác bực mình, khó chịu. Nhiều cuộc nói chuyện nhiều khi trở thành những cuộc đấu
khẩu thậm chí là ẩu đả lẫn nhau cũng bởi lẽ đó. Do vậy, qua cách ăn nói với nhau hằng ngày
người ta cũng đánh giá được mức độ tri thức văn hóa của con người. Vậy nên ông bà ta
khuyên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Hiển nhiên nói cho vừa lòng không phải những lời
xu nịnh, sai sự thật để nghe cho sướng tai mà dễ chịu. Lời nói có giá trị mà làm vừa lòng
nhau phải là những lời nói xuất phát từ tâm, mong muốn góp ý, xây dựng, kết hợp với cách
nói năng phù hợp, gây được sự chú ý về tình cảm. Chỉ có những lời nói chân thành cùng
nghệ thuật nói chuyện tốt mới đạt được hiệu quả giao tiếp.
Lời nói nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người, muốn nói ra cho vừa lòng nhau thì phải
"uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" như ông bà đã dạy. Hãy suy nghĩ chín chắn trước mọi lời nói,
bởi lời nói ra rồi không rút lại được. Nếu lỡ nói những câu không suy nghĩ có thể gây hại cho
người khác hay chính bản thân ta. Phải rèn luyện cách nói chuyện, giao tiếp với mọi người
thông qua học hỏi thêm nhiều từ mới, học cách nói chuyện hay của người khác, đồng thời
giữ cho lời nói của mình luôn có giá trị. Tức là khi bạn nói ra câu gì người khác thường quan
tâm lắng nghe, coi trọng nó. Để có được điều đó phải tạo được niềm tin với mọi người.
Không thể nói những câu vô nghĩa, hời hợt suốt ngày, người ta sẽ đâm ra xem thường
những gì bạn nói. Một điều quan trọng nữa là khi nói phải ở trong trạng thái tự tin và cảm
thông chia sẻ với người khác. Có như vậy bạn mới lấy được lòng của người khác và được
mọi người yêu quý.
Vậy nên, đúng như ông bà ta dạy "Lời nói gói vàng" và "Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời
mà nói cho vừa lòng nhau". Hai câu tục ngữ này không hề mâu thuẫn mà ngược lại còn bổ
sung ý nghĩa cho nhau. Đó là những kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp của ông bà để lại. Chúng
ta phải biết học hỏi để lời nói có giá trị và đẹp lòng mọi người.
I, Mở bài:
Trong cuộc sống, lời nói rất quan trọng, nó diễn tả tình cảm và quan hệ giữa con người với con người. Chính vì vậy, dân gian có câu:" Lời nói gói vàng" nhưng đồng thời cũng có câu:"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Ông cha ta đã để lại cả 2 câu tục ngữ trên nhằm răn dạy con cháu giữ gìn lời ăn tiếng nói.
II, Thân bài
– Lời nói là âm thanh, là ngôn ngữ được phát ra từ cửa miệng mỗi con người. Nó dùng để giao tiếp với mọi người trong cuộc sống.
– Lời nói gói vàng là sự so sánh khéo léo và tế nhị của ông cha ta. So sánh lời nói với vật quý giá như vàng để khẳng định lời nói mỗi con người trong cuộc sống rất có giá trị và ý nghĩa.
– Lời nói chẳng mất tiền mua: câu trên khẳng định lời nói như vàng, bạc nhưng câu dưới" Lời nói chẳng mất tiền mua" mới nghe ta ta tưởng có sự mâu thuẫn giữa cách đánh giá của hai câu nhưng ý nghĩa của chúng không hề mâu thuẫn mà ngược lại, hai câu nói ấy hỗ trợ, bổ sung cho nhau làm cho giá trị lời nói càng được tăng lên.
– Bởi vì lời nói của mỗi con người quý như vàng, song nó do chính bản thân chúng ta tự nói ra, không mất công tìm kiếm, mua bán, mua các sản phẩm khác. Nó là của quý mà tạo hoá ban tặng con người. Đáng quý hơn, lời nói thì bất tận, tuôn chảy mãi mãi, tồn tại mãi mãi, theo dòng thời gian cũng không bị bào mòn. đó là điều vô cùng quý giá nên ông cha ta mới căn dặn con cháu:" Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Nói kĩ hơn là trong khi giao tiếp với mọi người trong xã hội phải chọn từ ngữ để đạt hiệu quả trong việc diễn đạt tình cảm, suy nghĩ để người nghe hài long mà người nói đạt được nguyện vọng. Quả thật với những lời phân tích trên ta thấy lời nói rất giá trị và ý nghĩa.
2, Vì sao phải lựa lời để vừa lòng nhau
– Vì phải lựa lời để nói để trong khi giao tiếp, đối thoại với mọi người xung quanh, người nói mới đạt được hiệu quả, mục đích mà mình định nói. Từ đó người nói mới tạo nên mối quan hệ sâu sắc tốt đẹp với mọi người chung quanh
– Lựa lời nói sẽ được người nghe và những người xung quanh cảm phục, mến yêu, tin tưởng
– Lựa những lời hay ý đẹp để giao tiếp đó chính là truyền thống đạo đức, văn hoá của người Việt
3, Ta phải làm gì để trở thành người nói lời hay ý đẹp?
– Trước khi nói phải suy nghĩ, phải biết được đối tượng giao tiếp là bề trên hay lớp dưới để chọn ngôn ngữ nói cho phù hợp
– Với bề trên, lời nói mang tính chất trân trọng, lễ phép, thưa gửi đàng hoàng
– Với bạn bè lời nói phải chân tình, đoàn kết, không được ăn nói trịch thượng, doạ nạt
– Với bất cứ ai không dược nói trống không, không được nói có từ đệm. Trong khi nói phải lưu ý: lời nói chân thành, giọng điệu, ngữ điệu phải thể hiện đúng mực
* Mở rộng và bình luận:
– Trong thực tế có nhiều bạn ăn nói cộc lốc, trịch thượng, hay đệm lót. Với những người ấy chúng ta phải khuyên nhủ chân thành để họ sửa đổi.
III, Kết bài
– Rõ ràng ông cha ta khẳng định trong giao tiếp mà sử dụng lời hay ý đẹp sẽ đạt được mục đích, yêu cầu. Lời nói hay ấy chính là giá trị và ý nghĩa của cuộc sống. Lời dạy của ông cha ta đã để lại cho tuổi thơ chúng ta một bài học vô cùng quý giá. Từ đó mỗi chúng ta sẽ nói lời hay ý đẹp trong giao tiếp.
cái này bạn lên mạng đọc đi, nhiều cái ý nghĩa và hay lắm
+ MB:
- Lời nói là công cụ giúp con người chúng ta giao tiếp với nhau, làm cho người gần người hơn.
- Dân gian đã đúc kết những câu nói rất hay về tầm quan trọng của lời nói như “ Lời nói goi vàng”, “ Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
+TB:
1. Nghĩa đen
- Lời nói là chuỗi âm thanh do con người phát ra trong hoạt động giao tiếp.
- Vàng là một thứ kim loại quý giá, được xem như là tài sản của con người.
Câu tục ngữ so sánh lời nói có giá trị như một thứ của cải, tài sản quý giá của con người.
2. Vì sao lời nói lại quý giá đến như vậy?
- Lời nói trước hết là một phương tiên để đánh dấu một bước tiến hóa của loài người.
- Nhờ có lời nói mà con người có thể diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân cho người khác biết mà không cần phải ghi chép mất nhiều thời gian.
- Lời nói ra rất quan trọng. Nó có thể khiến một người thành công hay thất bại trong công việc.
Dẫn chứng: việc thuyết phục một đối tác kí hợp đồng phải cần có những lời nói khôn khéo và thuyết phục.
- Lời nói còn là một thước đo trình độ văn hóa của con người. Sẽ chẳng ai đánh giá cao một con người ăn nói hàm hồ, thô tục. Ngược lại, một lời nói ngọt ngào, vừa lòng đẹp ý người nghe sẽ được đánh giá là một người có học thức, có văn hóa. Người ta thường nói:
“ Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.”
- Người Việt Nam rất xem trọng lễ nghĩa, thế nên mỗi khi gặp nhau người ta thường chào hỏi nhau rất lịch sự: “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”
3. Chúng ta phải làm thế nào để phát huy giá trị của lời nói?
- Lời nói là một thứ của cải vô giá của mỗi con người chúng ta mà không phải có tiền là mua được. Đó là một tài sản vô hình, không nhìn thấy được, không thể mua bán được; “ Lời nói chẳng mất tiền mua”
- Một lời nói ra thì không thể nào thu hồi lai được. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải cẩn thận trong việc phát ngôn : “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
- Nói ra thì dễ nhưng nói thế nào cho vừa lòng đẹp ý người nghe là cả một nghệ thuật không phải tự nhiên mà có được, mà nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Người xưa thường dạy “ Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần” quả không sai.