Ôn tập Tam giác

Hạ Hy

Δ ABC, M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC. Trên MN lấy P sao cho N là trung điểm của MP. C/m:

a) Δ AMN = Δ CPN

b) CP // AB

c) MP//BC và MP = BC. Từ đó => MN // và = \(\dfrac{1}{2}\) BC

Phạm Thảo Vân
31 tháng 1 2018 lúc 20:10

M N A B C P

a) Xét tam giác AMN và tam giác CPN ,có :

NM = NP ( gt )

NA = NC ( gt )

góc ANM = góc CNP ( đối đỉnh )

=> tam giác AMN = tam giác CPN ( c-g-c )

Vậy tam giác AMN = tam giác CPN ( c-g-c )

b) Vì tam giác AMN = tam giác CPN ( chứng minh câu a ) => góc MAN = góc PCN ( hai góc tương ứng ) mà hai góc ở vị trí so le trong nên AM // PC ( dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song )

Vì AM = MB ( gt ) => CP // MB

c) Vì CP // AB ( chứng minh câu b ) => góc PCM = góc CMB hai góc so le trong )

Ta có : AM = PC ( tam giác AMN = tam giác CPN ) mà AM = MB ( gt ) => CP = MB

Xét tam giác PMC và tam giác BCM ,có :

MC : chung

CP = MB ( chứng minh trên )

góc PCM = góc BMC ( chứng minh trên )

=> tam giác PMC = tam giác BCM ( c-g-c ) => MP = CB ( hai cạnh tương ứng )

=> góc PMC = góc BCM ( hai cạnh tương ứng ) mà hai góc ở vị trí so le trong ) nên MP // BC ( dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song )

Vì MN = NP ( gt ) ; MP = BC mà MN = 1/2 MP => MN = 1/2 BC

Vậy MP = CB ; MP // BC ; MN = 1/2 BC

Nguyễn Thị Bích Thủy
31 tháng 1 2018 lúc 20:09

A B C M N P Nối P-> C Hình minh họa
Chứng minh :
a) Xét △AMN và △CPN có:
AN = CN ( gt )
\(\widehat{ANM}=\widehat{CNP}\text{( đối đỉnh )}\)
MN = PN ( gt )
⇒ △AMN = △CPN (c.g.c)
\(\Rightarrow\widehat{NAM}=\widehat{NCP}\left(\text{tương ứng}\right)\)
b) \(\widehat{NAM}=\widehat{NCP}\left(\text{cmt}\right)\)
\(\widehat{NAM}\text{ và }\widehat{NCP}\) là hai góc so le trong
⇒ PC // AM ⇒ PC // AB ( dấu hiệu nhận biết)
c) Có △AMN = △CPN (cmt)
⇒ AM = PC ( tương ứng )
Mà AM = MB ( gt ) ⇒ PC = MB
Có PC // AB ( cmt )
\(\widehat{PCM}=\widehat{BMC}\left(so\text{ le trong}\right)\)
Xét △BMC và △PCM có:
BM = PC ( cmt )
\(\widehat{PCM}=\widehat{BMC}\left(cmt\right)\)
CM - cạnh chung
⇒ △BMC = △PCM ( c.g.c)
⇒ BC = PM ( tương ứng )
\(\widehat{BCM}=\widehat{PMC}\left(\text{tương ứng}\right)\)
\(\widehat{BCM}\text{ và }\widehat{PMC}\) là hai góc so le trong
⇒ PM // CB ( dấu hiệu nhận biết )
*) Vì \(MN=\dfrac{1}{2}PM\left(gt\right)\)
Mà PM = BC
\(\Rightarrow MN=\dfrac{1}{2}BC\)


Các câu hỏi tương tự
22.Mỹ Nguyên
Xem chi tiết
Marry Trang
Xem chi tiết
Cute Muichirou
Xem chi tiết
Pham Vo Phuoc Hung
Xem chi tiết
Nguyễn Dương Anh Na
Xem chi tiết
Kiệt
Xem chi tiết
Thiện Roblox
Xem chi tiết
Lê Hà
Xem chi tiết
Trần Lạc Băng
Xem chi tiết