Ôn tập Tam giác

Cute Muichirou

Cho Δ ABC vuông tại A có góc B= 60

a) Tính số đo góc C và so sánh độ dài 3 cạnh của Δ ABC 

b) Vẽ BD là tia phân giác của góc ABC (D thuộc AC). Qua D vẽ DK vuông góc với BC ( K thuộc BC ). C/m ΔBAD=ΔBKD

c) C/m ΔBDC cân và K là trung điểm của BC 

( cần vẽ hình )

Nguyễn Lê Phước Thịnh
16 tháng 4 2021 lúc 22:21

a) Ta có: ΔABC vuông tại A(gt)

nên \(\widehat{B}+\widehat{C}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)

\(\Leftrightarrow\widehat{C}+60^0=90^0\)

hay \(\widehat{C}=30^0\)

Vậy: \(\widehat{C}=30^0\)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
16 tháng 4 2021 lúc 22:22

a) Xét ΔABC có \(\widehat{C}< \widehat{B}< \widehat{A}\left(30^0< 60^0< 90^0\right)\)

mà cạnh đối diện với góc C là cạnh AB

và cạnh đối diện với góc B là cạnh AC

và cạnh đối diện với góc A là cạnh BC

nên AB<AC<BC(đpcm)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
16 tháng 4 2021 lúc 22:23

b) Xét ΔBAD vuông tại A và ΔBKD vuông tại K có

BD chung

\(\widehat{ABD}=\widehat{KBD}\)(BD là tia phân giác của \(\widehat{ABK}\))

Do đó: ΔBAD=ΔBKD(Cạnh huyền-góc nhọn)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
16 tháng 4 2021 lúc 22:24

c) Ta có: BD là tia phân giác của \(\widehat{CBA}\)(gt)

nên \(\widehat{DBC}=\dfrac{\widehat{ABC}}{2}=\dfrac{60^0}{2}=30^0\)

mà \(\widehat{C}=30^0\)(cmt)

nên \(\widehat{DBC}=\widehat{C}\)

Xét ΔDBC có \(\widehat{DBC}=\widehat{C}\)(cmt)

nên ΔDBC cân tại D(Định lí đảo của tam giác cân)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
16 tháng 4 2021 lúc 22:25

c) Xét ΔCKD vuông tại K và ΔBKD vuông tại K có 

DC=DB(ΔBDC cân tại D)

DK chung

Do đó: ΔCKD=ΔBKD(Cạnh huyền-cạnh góc vuông)

Suy ra: CK=BK(hai cạnh tương ứng)

mà C,K,B thẳng hàng

nên K là trung điểm của BC(Đpcm)


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
Hai Hien
Xem chi tiết
Hanna08
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Thảo
Xem chi tiết
~Hoang~thieen~mun~
Xem chi tiết
Tuyết Ngân
Xem chi tiết
tam pham
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
Bao Thy
Xem chi tiết