Thơ lục bát là thể thơ dân tộc, hoàn thiện trên văn học vào thế kỉ thứ XVIII, đỉnh cao là Truyện Kiều. Thể thơ lục bát trong truyện Kiều được Nguyễn Du khai thác triệt để khả năng biểu hiện của nó, kết hợ giữa hai fương thức tự sự..trữ tình, tinh tế, giản dị mà âm vang, có thể diễn tả được nhiều sắc thái của cuộc sống, những suy nghĩ trong nội tâm, cảm xúc, tình cảm của con người cũng như miêu tả được cảnh thiên nhiên, sự vật.
+ Tả tâm trạng, cảm xúc con người
Thờ ơ gió trúc mưa mai,
Ngẩn ngơ trăm nỗi dùi mài một thân
Ôm lòng đòi đoạn xa gần
Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau
+ Vừa kể vừa tả
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười fân vẹn mười.
+ Tả cảnh ngày xuân
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
+ Tả cảnh ngụ tình
Nao nao dòng nước uốn quanh
nhị cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
...Buồn trông cửa bể chiều hôm
.................................................................
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
+ Trình bày lí lẽ
Rằng tôi chút fận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.
+ Bình luận, nhận xét
...Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho cân.
...Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
...Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
...Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
>> Lục bát là thể thơ dễ làm, linh hoạt, nhưng rất khó hay. Song dưới ngòi bút của Nguyễn Du, Ông đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo, khai thác triệt đẻ khả năng biểu đạt, đưa thể thơ đạt tới trình đọ cao siêu.