Trong đại dịch Covid- 19, xuất hiện nhiều nghĩa cử cao đẹp: cậu bé Andy Đào Nguyên dùng toàn bộ số tiền mừng tuổi của mình mua khẩu trang và phát miễn phí cho mọi người; ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiêu điểm nấu ăn và phát cơm cho người nghèo. Những ngày xã hội thực hiện cách ly theo chỉ thị 16 của thủ tướng có nhiều cây ATM 'gạo' được thành lập ở nhiều tỉnh thành. Em hãy viết 1 bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nói trên.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
"Trong cuộc sống đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thức tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chị ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại."
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr.5)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?
Câu 3: Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy?
"Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại."
Câu 4: Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?
Câu 1: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :
Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa :
- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!
Bác cúi đầu xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em bé khẽ nói :
- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.
Nói xong Bác vẫy tay chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau, Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mới mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé - bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói :
- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
( trích "117 câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" )
a. Xác định thành phần biệt lập trong câu: "Bác mới mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé - bây giờ đã là một cô bé. "
b. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: "Hơn hai năm sau, Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa."
c. Câu nói của Bác: " Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người. " khuyên chúng ta điều gì?
d. Câu chuyện kể cho em cảm nhận được điều gì về Bác?
Câu 2:
Truyện "Chiếc lược ngà" xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá nối hai cuộc gặp gỡ với ba con người. Nhưng vang vọng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất của cõi đời này, ấy là tiếng... !
( Chu Văn Sơn, Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học )
Viết đoạn văn trả lời cho câu hỏi: " Tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất " trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng được nhắc đến trong đoạn trích trên là gì và nó thể hiện tâm trạng nào của nhân vật ?
Phân tích đoạn thơ sau:
" Vân xem trang trọng khác với,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai. "
( " Chị em Thúy Kiều " - Nguyễn Du )