Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thư

1. Qua truyện " chuyện người con gái nam xương" em hãy cho biết thế nào là truyện kì mạng lục?

2. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương.

3. Thế nào là thể chí?

4. Qua đoạn trích chị em Thúy Kiều, em hiểu thế nào là nghệ thuật ước lệ tương đương? Đoạn trích thể hiện rõ nhất cảm hứng nhân văn nào của Nguyễn Du?

5. " Làn thu thủy, nét xuân sơn " là hình ảnh ước lệ gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, còn cụm từ "làn thu thủy " thì gợi tả vẻ đẹp nào?

6. Cụm từ "nét ngài nở nang" "nét xuân sơn" gợi ttar vẻ đẹp nào của chị em Thúy Kiều?

7. Theo em, cảnh ngày xuân trong 4 câu thơ đầu có màu sắc như thế nào?

8. Đoạn trích "cảnh ngày xuân " nằm trong phần mấy của truyện ? Trong 10 câu thơ đầu tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Nội dung chính của 10 câu thơ đầu là gì?

9. Nghệ thuật đặc sắc nhất trong đoạn trích " Kiều ở lầu ngưng bích " là gì?

10. Nêu hình thức sáng tác của truyện Lục Vân Tiên.

Gíup tui nghen tick cho

Duyên Kuti
23 tháng 10 2019 lúc 19:34

lm 2 câu một nhé

Khách vãng lai đã xóa
Duyên Kuti
23 tháng 10 2019 lúc 19:34

1. ("Truyền kì mạn lục" chứ k phải "Truyện kì mạng lục" nha!)

*Truyện truyền kì mạn lục là ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ được lưu truyền.

2. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương

*Nguyên nhân trực tiếp:

- Lời nói ngây thơ của bé Đản đã vô tình gây nên mối hiểu lầm cho Trương Sinh.

- Nguyên nhân đáng trách nhất để dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương đó là tính cách đa nghi, ghen tuông vô cớ của Trương Sinh. Khi nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, chàng chẳng thèm suy xét đúng sai hay lắng nghe những lời phân trần của Vũ Nương mà vội vàng kết tội vợ mình. Chính sự hồ đồ, độc đoán, tệ bạc này của Trương Sinh là nguyên nhân quan trọng nhất đẩy Vũ Nương đến đường cùng không lối thoát. Nếu Trương Sinh là một người tỉnh táo và biết lắng nghe, suy xét, có lẽ bi kịch này sẽ không xảy ra.

* Nguyên nhân gián tiếp:

- Do chế độ nam quyền độc đoán, "trọng nam khinh nữ", hôn nhân không có tình yêu và tự do.

- Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Diệu Huyền
23 tháng 10 2019 lúc 19:34

tham khảo nhâ:

Câu 1

Truyện truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền). Viết bằng chữ Hán.

Câu 2

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Lời nói ngây thơ của bé Đản đã vô tình gây nên mối hiểu lầm của Trương Sinh.

+ Nguyên nhân đáng trách nhất để dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương đó là tính cách đa nghi, ít học của Trương Sinh. Khi nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, chàng chẳng thèm suy xét đúng sai hay lắng nghe những lời phân trần mà vội vàng kết tội vợ mình. Chính sự hồ đồ, độc đoán, tệ bạc này của Trương Sinh là nguyên nhân quan trọng nhất đẩy Vũ Nương đến đường cùng không lối thoát. Nếu Trương Sinh là một người tỉnh táo và biết lắng nghe, suy xét, có lẽ bi kịch này sẽ không xảy ra.

- Nguyên nhân gián tiếp:

+ Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do.

+ Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

Khách vãng lai đã xóa
Duyên Kuti
23 tháng 10 2019 lúc 19:56

3. Thể chí là 1 lối văn ghi chép sự vật, sự việc, do một số tác giả kế tục nhau viết, trong những thời điểm khác nhau.

4. *Ước lệ tượng trưng mượn hình ảnh của thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người(Thúy Kiều, Thúy Vân)

*Đoạn trích thể hiện rõ nhất cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du:

-Ca ngợi vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của người phụ nữ pk, bộc lộ tư tưởng nhân đạo, lòng yêu thương, trân trọng con người, bày tỏ sự cảm thông sâu sắc trước số phận bất hạnh, trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, bất trắc của con người trong xã hội cũ.

Khách vãng lai đã xóa
Duyên Kuti
23 tháng 10 2019 lúc 20:05

5. Cụm từ "làn thu thủy " gợi tả vẻ đẹp về đôi mắt của Kiều, nàng có một đôi mắt sáng trong, long lanh, thăm thẳm như hồ nước màu thu.

6. Cụm từ:

-"nét ngài nở nang" : Thúy Vân cs một đôi lông mắt rất đẹp, "mắt phượng mày ngài", đôi lông mày đậm, sắc nét.

-"nét xuân sơn" : gợi tả đôi lông mày mềm mại, thanh thoát tựa dáng núi mùa xuân của Thúy Kiều

Khách vãng lai đã xóa
Duyên Kuti
23 tháng 10 2019 lúc 20:12

7. Theo em, cảnh ngày xuân trong 4 câu thơ đầu có màu sắc như thế nào?

Bức họa thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu mang màu sắc thật tươi đẹp, tinh khôi, khoáng đạt, đầy sức sống vs những cánh én chao đi liệng lại tựa thoi đưa giữa bầu trời trong xanh cao rộng, thảm cỏ xanh trải rộng tít tận chân trời điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp còn được dệt lên nhờ màu hồng của ánh nắng "thiều quang", màu xanh non của cỏ trải rộng tít tận chân trời, màu trắng tinh khiết của vài bông hoa lê...

Khách vãng lai đã xóa
Duyên Kuti
23 tháng 10 2019 lúc 20:27

8.

*Đoạn trích "Cảnh ngày xuân " nằm ở phần đầu của truyện "Gặp gỡ và đính ước" từ câu 39-56.

*Trong 10 câu thơ đầu tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật:

+ Ẩn dụ :

-"con én đưa thoi": tuổi trẻ, tuổi thanh xuân trôi đi rất nhanh.

- "yến anh": chỉ những thanh niên nam thanh nữ tú chuyện trò ríu rít như đàn chim yến, chim oanh.

+Đảo ngữ" trắng điểm": nhấn mạnh sự tinh khôi, mới mẻ của mùa xuân.

+Bút pháp gợi tả: nhà thơ không miêu tả cụ thể, chi tiết từng đường nét của bức tranh mùa xuân mà chỉ phác họa bằng vài nét đơn giản.

+Bút pháp tả cảnh ngụ tình: lấy cảnh lễ hội mùa xuân đông vui nhộn nhịp để diễn tả tâm trạng vui tươi, hớn hở của người đi chơi hội.

*Nội dung chính của 10 câu thơ đầu:

Ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên đất trời nhẹ nhàng, trong sáng, cảnh lễ hội đông vui, nhộn nhịp. Qua đó thể hiện tâm trạng hồ hởi, phấn khởi, háo hức của người đi chơi xuân. Đó cx chính là tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Khách vãng lai đã xóa
Duyên Kuti
23 tháng 10 2019 lúc 20:37

9.

Nghệ thuật đặc sắc nhất trong đoạn trích " Kiều ở lầu ngưng bích " là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng nhân vật một cách xuất sắc. Đoạn thơ cho thấy nhiều cung bậc tâm trạng của Kiều đó là nỗi cô đơn, sầu não, buồn tủi,, hãi hùng, là tấm lòng thủy chung, hiếu thảo dành của Kiều dành cho Kim Trọng và cha mẹ.

Khách vãng lai đã xóa
Duyên Kuti
23 tháng 10 2019 lúc 20:39

10.

Hình thức sáng tác của truyện Lục Vân Tiên: truyện Nôm được viết theo thể lục bát dài 2082 câu.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Tấn Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết
Toàn Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết