Chương II : Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trọng Hiển

Cho tam giác AGD cân tại D. Gọi P là trung điểm của cạnh AG

a. Chứng minh DP là đường trung trực của AG

B. Từ P vẽ PH⊥AD tại H và vẽ PC⊥GD tại C. Chứng minh HC//AG

C. Cho biết \(\frac{DP}{AG}=\frac{2}{3}\)

Tính tỉ số \(\frac{DA}{DP}\)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
16 tháng 2 2020 lúc 13:29

a) Ta có: DA=DG(ΔADG cân tại D)

nên D nằm trên đường trung trực của AG(t/c đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: AP=PG(do P là trung điểm của AG)

nên P nằm trên đường trung trực của AG(t/c đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra DP là đường trung trực của AG(đpcm)

b)Ta có: DP là đường trung trực ứng với cạnh đáy AG của ΔAGD cân tại D(đpcm)

nên DP là đường phân giác ứng với cạnh đáy AG(định lí tam giác cân)

⇒DP là tia phân giác của \(\widehat{ADC}\)

\(\widehat{ADP}=\widehat{CDP}\)

hay \(\widehat{HDP}=\widehat{CDP}\)

Xét ΔHDP vuông tại H và ΔCDP vuông tại C có

DP là cạnh chung

\(\widehat{HDP}=\widehat{CDP}\)(cmt)

Do đó: ΔHDP=ΔCDP(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒HD=DC(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔDHC có HD=DC(cmt)

nên ΔDHC cân tại D(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{DHC}=\frac{180^0-\widehat{D}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔDHC cân tại D)(3)

Ta có: ΔDAG cân tại D(gt)

\(\widehat{DAG}=\frac{180^0-\widehat{D}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔDAG cân tại D)(4)

Từ (3) và (4) suy ra \(\widehat{DHC}=\widehat{DAG}\)

\(\widehat{DHC}\)\(\widehat{DAG}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên HC//AG(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thùy Trang
Xem chi tiết
Đinh Kỳ Hải
Xem chi tiết
Thanh Nhã Phạm
Xem chi tiết
Khanh Dang Le Duc
Xem chi tiết
nguyễn
Xem chi tiết
nguyễn đức trung
Xem chi tiết
đi lạc người
Xem chi tiết
Võ Thị Bích Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Long
Xem chi tiết