Luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyển Thủy Tiên

Cho tam giác ABC, kẻ BD vuông góc với AC tại D và CE vuông góc với AB tại E. Gọi M và N lần lượt là TĐ của BC và DE. CM: MN vuông góc với DE

Vũ Minh Tuấn
14 tháng 12 2019 lúc 22:43

+ Xét \(\Delta BDC\) vuông tại \(D\left(gt\right)\) có:

M là trung điểm của \(BC\left(gt\right)\) (1)

=> \(DM\) là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền \(BC\) trong tam giác vuông \(BDC\).

=> \(DM=\frac{1}{2}BC\) (tính chất tam giác vuông).

Từ (1) => \(BM=CM=\frac{1}{2}BC\) (tính chất trung điểm).

\(DM=\frac{1}{2}BC\left(cmt\right)\)

=> \(DM=BM=CM\) (2).

+ Xét \(\Delta BEC\) vuông tại \(E\left(gt\right)\) có:

M là trung điểm của \(BC\left(gt\right)\)

=> \(EM\) là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền \(BC\) trong tam giác vuông \(BEC.\)

=> \(EM=\frac{1}{2}BC\) (tính chất tam giác vuông).

\(BM=CM=\frac{1}{2}BC\left(cmt\right)\)

=> \(EM=BM=CM\) (3).

Từ (2) và (3) => \(DM=EM.\)

=> \(\Delta EDM\) cân tại M.

Có N là trung điểm của \(DE\left(gt\right)\)

=> \(MN\) là đường trung tuyến đồng thời là đường cao của \(\Delta EDM.\)

=> \(MN\perp DE\left(đpcm\right).\)

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Ha Nguyen Thi
Xem chi tiết
lllllllll
Xem chi tiết
Nguyển Thủy Tiên
Xem chi tiết
Tien Tien
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
mai nguyễn việt hà
Xem chi tiết
lethien
Xem chi tiết
Hải Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết