Hình học lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hoàng Linh

Cho tam giác ABC cân tại A . Lấy điểm M thuộc cạnh AB , lấy điểm N thuộc cạnh AC sao cho BM=CN .

a) Chứng minh tam giác AMN là tam giác cân

b) Cho góc B = 50 độ , tính góc ANM

c) Chứng minh MN song song với BC .

Hoàng Thị Ngọc Anh
11 tháng 1 2017 lúc 19:29

A B C M N 50

a) Ta có:

AM + BM = AB

AN + CN = AC

mà AB = AC; BM = CN

=> AM = AN

Do đó \(\Delta\)AMN cân tại A.

b) Vì \(\Delta\)ABC cân tại A

nên \(\widehat{ABC}\) = \(\widehat{ACB}\)

Áp dụng tính chất tổng 3 góc trong 1 tam giác ta có:

\(\widehat{ABC}\) + \(\widehat{ACB}\) + \(\widehat{BAC}\) = 180o

=> 2\(\widehat{ABC}\) = 180o - \(\widehat{BAC}\)

=> \(\widehat{ABC}\) = \(\frac{180^o-\widehat{BAC}}{2}\) (1)

Do \(\Delta\)AMN cân tại A (câu a)

nên \(\widehat{AMN}\) = \(\widehat{ANM}\) (góc đáy)

Áp dụng tính chất tổng 3 góc trong 1 tam giác ta có:

\(\widehat{AMN}\) + \(\widehat{ANM}\) + \(\widehat{BAC}\) = 180o

=> 2\(\widehat{AMN}\) = 180o - \(\widehat{BAC}\)

=> \(\widehat{AMN}\) = \(\frac{180^o-\widehat{BAC}}{2}\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{ABC}\) = \(\widehat{AMN}\) = 50o

mà 2 góc ở vị trí đồng vị nên MN // BC (3)

Ta có: \(\widehat{AMN}\) = \(\widehat{ANM}\) = 50o (chứng minh trên)

c) Đã chứng minh ở câu b (3).

Trần Quang Hưng
11 tháng 1 2017 lúc 19:42

Do \(\Delta ABC\) cân tại A nên AB=AC

Ta có AB=MB+AM

\(\Rightarrow AM=AB-MB\left(1\right)\)

Ta có AC=AN+NC

\(\Rightarrow AN=AC-NC\left(2\right)\)

Từ (1) và(2) mà AB=AC và BM=CN

suy ra AM=AN

\(\Rightarrow\Delta AMN\)cân tại A

b, Áp dụng tính chất tổng 3 góc trong 1 tam giác ta có

\(\widehat{A}+\widehat{AMN}+\widehat{ANM}=180^0\)

\(\Rightarrow2ANM=180^0-\widehat{A}\left(3\right)\)

\(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^0\)

\(\Rightarrow2\widehat{B}=180^0-\widehat{A}\left(4\right)\)

Từ(3) và (4) ta có \(2\widehat{B}=2\widehat{ANM}\)

\(\Rightarrow2.50^0=2.\widehat{ANM}\)

\(\Rightarrow\widehat{ANM}=50^0\)

c, Ta có \(\widehat{ANM}=\widehat{AMN}=50^0\)(\(\Delta AMN\)cân)

Ta lại có \(\widehat{AMN}=50^0\)

\(\widehat{B}=50^0\)

\(\Rightarrow\widehat{AMN}=\widehat{B}\)

mà 2 góc này ở vị trí đồng vị nên MN//BC

--> ĐPCM

kudo shinichi
11 tháng 1 2017 lúc 19:47

A M N B C

a, ta có : AM + MB = AB

AN + NC = AC

mà BM = NC , AB = AC ( \(\Delta\) ABC cân tại A)

=>AM = AN

\(\Delta\)AMN có AM = AN => \(\Delta\) AMN cân tại A

b,\(\Delta\) ABC cân tại A => \(\widehat{B}\) = \(\widehat{C}\)

ta có : \(\widehat{A}\) + \(\widehat{C}\) + \(\widehat{B}\) = 1800 ( đ/lí tổng 3 góc trong 1 t/giác ) (1)

\(\Delta\)AMN cân tại A => \(\widehat{M}\) = \(\widehat{N}\)

ta có \(\widehat{A}\) + \(\widehat{M}\) + \(\widehat{N}\) = 180 ( đ/lí tổng 3 góc trong 1 t/giác) (2)

từ (1) và (2) => \(\widehat{B}\) = \(\widehat{C}\) = \(\widehat{M}\) = \(\widehat{N}\)\(\widehat{B}\) = 500

=> \(\widehat{C}\) = \(\widehat{M}\) = \(\widehat{N}\) = 500

c, \(\widehat{C}\) = \(\widehat{N}\) mà 2 góc này ở vị trí đồng vị =>MN // BC

oaoaleuleu


Các câu hỏi tương tự
LƯU THIÊN HƯƠNG
Xem chi tiết
Phuc Nguyenhoang
Xem chi tiết
Hiền Tùng
Xem chi tiết
Giọt Mưa
Xem chi tiết
Trương Đạt
Xem chi tiết
Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
nguyen thi thao
Xem chi tiết