Ôn tập Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phương Nguyễn Mai

Cho tam giác ABC cân có AB=AC.Kẻ AH\(\perp\) BC(H\(\in\)BC),kẻ HD\(\perp\)AB(D\(\in\)AB),kẻ HE\(\perp\)AC(E\(\in\)AC).Chứng minh rằng:

a)HB=HC

b)Tam giác HDE là tam giác cân

c)DE song song với BC

Nguyễn Lê Phước Thịnh
18 tháng 2 2020 lúc 16:36

a) Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAHC vuông tại H có

AB=AC(do ΔABC cân tại A)

AH là cạnh chung

Do đó: ΔAHB=ΔAHC(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

⇒HB=HC(hai cạnh tương ứng)

b) Xét ΔHDB vuông tại D và ΔHEC vuông tại E có

HB=HC(cmt)

\(\widehat{B}=\widehat{C}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

Do đó: ΔHDB=ΔHEC(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒HD=HE(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔHDE có HD=HE(cmt)

nên ΔHDE cân tại H(định nghĩa tam giác cân)

c) Ta có: ΔHDB=ΔHEC(cmt)

⇒BD=EC(hai cạnh tương ứng)

Ta có: BD+AD=AB(do A,D,B thẳng hàng)

EC+AE=AC(do A,E,C thẳng hàng)

mà AB=AC(ΔABC cân tại A)

và BD=EC(cmt)

nên AD=AE

Xét ΔADE có AD=AE(cmt)

nên ΔADE cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{ADE}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔADE cân tại A)(1)

Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

\(\widehat{ABC}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔABC cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{ADE}=\widehat{ABC}\)

\(\widehat{ADE}\)\(\widehat{ABC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên DE//BC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
18 tháng 2 2020 lúc 16:51

b) Theo câu a) ta có \(\Delta AHB=\Delta AHC.\)

c) Theo câu b) ta có \(\Delta ADH=\Delta AEH.\)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết
Lê Việt Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết
Eun Junn
Xem chi tiết
Thanh Nhàn Đào Thị
Xem chi tiết
Khổng Minh Hiếu
Xem chi tiết
Phúc Kiều
Xem chi tiết
Name
Xem chi tiết
Hàn Tử Tuyết
Xem chi tiết