Bài 6: Hệ thức Vi-et và ứng dụng

Nguyễn Hoài Phương

Cho phương trình: \(x^2-2\left(m+1\right)x+m^2-2=0\)

a) Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt trái dấu

b) Tìm m để phương trình có hai ngiệm phân biệt thỏa mãn: \(x_1^2+x_2^2+x_1.x_2=2\)

c) Tìm hệ thức liên hệ giũa hai nghiệm của phương trình không phụ thuộc m

Nguyễn Việt Lâm
18 tháng 2 2020 lúc 20:04

a/ Để pt có 2 nghiệm pb trái dấu

\(\Leftrightarrow ac< 0\Rightarrow m^2-2< 0\Rightarrow-\sqrt{2}< m< 2\)

b/ \(\Delta'=\left(m+1\right)^2-m^2+2=2m+3>0\Rightarrow m>-\frac{3}{2}\)

Theo Viet ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=2\left(m+1\right)\\x_1x_2=m^2-2\end{matrix}\right.\)

\(x_1^2+x_2^2+x_1x_2=2\)

\(\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-x_1x_2=2\)

\(\Leftrightarrow4\left(m+1\right)^2-m^2+2=2\)

\(\Leftrightarrow\left(m+2\right)\left(3m+2\right)=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}m=-2\left(l\right)\\m=-\frac{2}{3}\end{matrix}\right.\)

c/ Từ hệ thức Viet: \(\left\{{}\begin{matrix}m=\frac{x_1+x_2-2}{2}\\m^2=x_1x_2+2\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow x_1x_2+2=\frac{1}{4}\left(x_1+x_2-2\right)^2\)

Đây là hệ thức liên hệ 2 nghiệm ko phụ thuộc m

Bạn có thể tự rút gọn thêm nếu thích

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nanami Luchia
18 tháng 2 2020 lúc 20:05

a) Để phương trình có hai nghiệm phân biệt trái dấu <=> a.c < 0

<=> \(m^2-2\) < 0

<=> \(m^2< 2\)

<=> \(-\sqrt{2}< m< \sqrt{2}\)

b) Để phương trình có hai nghiệm phân biệt thì: \(\Delta\ge0\)

<=>\(\left[-2\left(m+1\right)\right]^2-4\left(m^2-2\right)\ge0\)

<=> \(4\left(m^2+2m+1\right)-4m^2+8\ge0\)

<=> \(4m^2+8m+4-4m^2+8\ge0\)

<=> \(8m+12\ge0\)

<=> \(m\ge\frac{-3}{2}\)

Lại có: \(x_1^2+x_2^2+x_1.x_2=2\)

<=> \(\left(x_1+x_2\right)^2-x_1.x_2=2\) (1)

Áp dụng hệ thức Vi -ét có:

\(\left\{{}\begin{matrix}S=x_1+x_2=\frac{-b}{a}=2\left(m+1\right)=2m+2\\P=x_1.x_2=\frac{c}{a}=m^2-2\end{matrix}\right.\)

(1) <=> \(\left(2m+2\right)^2-m^2+2=2\)

<=> \(4m^2+8m+4-m^2+2-2=0\)

<=> \(3m^2+8m+4=0\)

\(\Delta=4^2-12=4>0\)

=> phương trình có hai nghiệm phân biệt

=> \(x_1=\frac{-b-\sqrt{\Delta}}{a}=\frac{-4-2}{3}=2\) (loại)

\(x_2=\frac{-b+\sqrt{\Delta}}{a}=\frac{-4+2}{3}=\frac{-2}{3}\) (thỏa mãn)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nanami Luchia
18 tháng 2 2020 lúc 20:12

c) phương trình có hai nghiệm

<=> \(m\ge\frac{-3}{2}\) (hệ thức Vi ét)

Từ phương trình \(x^2-2\left(m+1\right)x+m^2-2=0\) Ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}x_1.x_2=2m+2\left(1\right)\\x_1.x_2=m^2-2\left(2\right)\end{matrix}\right.\)

(1) <=> \(2m=x_1+x_2-2\Leftrightarrow m=\frac{x_1+x_2-2}{2}\)

Thay vào (2) được: \(x_1.x_2=\left(\frac{x_1+x_2-2}{2}\right)^2-2\)

Vậy hệ thức liên hệ giữa nghiệm của phương trình không phụ thuộc m là:

\(x_1.x_2=\left(\frac{x_1+x_2-2}{2}\right)^2-2\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Nguyễn Phương
18 tháng 2 2020 lúc 20:21

\(\Delta'=\left(m+1\right)^2-\left(m^2-2\right)\)

\(\Leftrightarrow\Delta'=m^2+2m+1-m^2+2\)

\(\Leftrightarrow\Delta'=2m+3\)

a)Để pt có 2 No phân biệt trái dấu

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a.c< 0\\\Delta'>0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}1.\left(m^2-2\right)< 0\\2m+3>0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}-\sqrt{2}< m< \sqrt{2}\\m>\frac{-3}{2}\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow-\sqrt{2}< m< \sqrt{2}\)

b) để phương trình có 2 No phân biệt

\(\Leftrightarrow\Delta'>0 \)

\(\Leftrightarrow m>\frac{-3}{2}\)

Theo định lí Vi-et

\(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=2\left(m+1\right)\left(1\right)\\x_1.x_2=m^2-2\left(2\right)\end{matrix}\right.\)

\(x_1^2+x_2^2+x_1.x_2=2\)

\(\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-x_1.x_2=2\)(3)

Thay (1)và (2) vào (3)

\(\left(3\right)\Rightarrow\left(2m+2\right)^2-m^2+2=2\)

\(\Leftrightarrow m=\left\{{}\begin{matrix}-2\left(l\right)\\0\left(tm\right)\end{matrix}\right.\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Chii Phương
Xem chi tiết
KYAN Gaming
Xem chi tiết
KYAN Gaming
Xem chi tiết
 Huyền Trang
Xem chi tiết
sky12
Xem chi tiết
Lê Hoàng Anh
Xem chi tiết
Giúp mihf giải với ạ
Xem chi tiết
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết
sky12
Xem chi tiết