Bài 3: Đường thẳng và mặt phẳng song song

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Nguyệt

Cho hình chóp S.ABCD, ABCD là hình bình hành tâm O ; M ∈ SC, (α) qua AM và // BD

a) Chứng minh: (α) luôn đi qua 1 đường thẳng cố định

b) H là giao điểm của (α) và SB ; K là giao điểm của (α) và SD. Chứng minh:

\(\frac{SB}{SH}+\frac{SD}{SC}-\frac{SC}{SM}\) = không đổi

Nguyễn Việt Lâm
25 tháng 10 2020 lúc 11:30

Trong tam giác A'BC, có IJ là đường trung bình

\(\Rightarrow IJ//BC\Rightarrow IJ//\left(ABC\right)\)

Qua O kẻ đường thẳng song song BC lần lượt cắt AB và AC tại E và F

\(\Rightarrow EF\in\left(IJO\right)\)

Trong mặt phẳng (ABB'A'), nối EI kéo dài cắt A'B' tại P

Trong mặt phẳng (ACC'A'), nối JF kéo dài cắt A'C' tại Q

\(\Rightarrow PQFE\) là tiết diện của (IJO) và lăng trụ

Mặt khác (ABC) và (A'B'C') là 2 mp song song nên \(PQ//EF\), do tính đối xứng của hai hình vuông ABB'A' và ACC'A' nên EP=FQ

\(\Rightarrow PQFE\) là hình thang cân

O là trọng tâm đáy \(\Rightarrow\frac{AE}{AB}=\frac{AF}{AC}=\frac{EF}{BC}=\frac{2}{3}\Rightarrow AE=AF=EF=\frac{2a}{3}\)

Talet \(\Rightarrow\frac{CF}{A'Q}=\frac{A'J}{JC}=1\Rightarrow A'Q=CF=\frac{a}{3}\)

Tương tự có \(A'P=\frac{a}{3}\Rightarrow PQ=\frac{a}{3}\)

Lấy K trên AB sao cho \(AK=\frac{a}{3}\Rightarrow PK||AA'\Rightarrow PK\perp AB\)\(PK=AA'=a\)

\(EP=\sqrt{PK^2+EK^2}=\sqrt{a^2+\left(\frac{a}{3}\right)^2}=\frac{a\sqrt{10}}{3}\)

Hình thang cân có đủ 3 kích thước (2 cạnh đáy, cạnh bên), bạn tự tính diện tích ra nhé

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Lâm
16 tháng 10 2020 lúc 8:32

Trong mp đáy, qua A kẻ đường thẳng d song song BD \(\Rightarrow\) d cố định

Do \(A\in d\)\(d//BD\Rightarrow d\in\left(\alpha\right)\)

\(\Rightarrow\left(\alpha\right)\) luôn đi qua d cố định

Kéo dài d lần lượt cắt BC và CD tại E và F

Trong mặt phẳng (SBC), nối EM cắt SB tại H

Trong mặt phẳng (SCD), nối MF cắt SD tại K

Ủa tính tới đây thì hình như bạn ghi sai đề câu b thì phải, tỉ lệ thứ 2 là \(\frac{SD}{SC}\) rất đáng nghi, nó ko phù hợp quy luật

\(\frac{SD}{SK}\) thấy có lý hơn nhiều.

Nếu là \(\frac{SB}{SH}+\frac{SD}{SK}-\frac{SC}{SM}=const\) thì làm như sau:

BD là đường trung bình tam giác CEF nên \(B\) và D lần lượt là trung điểm CE và CF

Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác SBC:

\(\frac{SM}{MC}.\frac{CE}{EB}.\frac{BH}{SH}=1\Rightarrow\frac{SM}{MC}=\frac{SH}{2BH}\Rightarrow\frac{SC-SM}{SM}=\frac{2\left(SB-BH\right)}{SH}\)

\(\Rightarrow\frac{SC}{SM}-1=\frac{2SB}{SH}-2\Rightarrow\frac{SC}{SM}=\frac{2SB}{SH}-1\) (1)

Áp dụng Menelaus cho tam giác SCD:

\(\frac{SM}{CM}.\frac{CF}{FD}.\frac{DK}{SK}=1\Leftrightarrow\frac{SM}{CM}=\frac{SK}{2DK}\Leftrightarrow\frac{SC-SM}{SM}=\frac{2\left(SD-SK\right)}{SK}\)

\(\Leftrightarrow\frac{SC}{SM}=\frac{2SD}{SK}-1\) (2)

Cộng vế với vế (1) và (2):

\(\frac{SC}{SM}=\frac{SB}{SH}+\frac{SD}{SK}-1\Leftrightarrow\frac{SB}{SH}+\frac{SD}{SK}-\frac{SC}{SM}=1\) (đpcm)

Minh Nguyệt
25 tháng 10 2020 lúc 6:57
https://i.imgur.com/RGFl7uR.jpg
Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
long sagaido
Xem chi tiết
Mai Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
camcon
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Tran Phuc
Xem chi tiết
Sơn Trần
Xem chi tiết
Ngô Chí Thành
Xem chi tiết