Ôn tập Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy của tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thảo Thu

Cho \(\Delta\)ABC vuông cân tại B. Kẻ trung tuyến BM. Gọi D là điểm bất kì trên AC, kẻ AH, CK vuông góc với BD lần lượt tại H và K.

a) Tính độ dài AB nếu AC = 8cm

b) Chứng minh BH = CK

c) Chứng minh \(\Delta\)HMK vuông cân

Giúp mình với mai mình phải nộp rồi

Lê Minh Anh
11 tháng 7 2018 lúc 17:09

a) Áp dụng định lý Pi-ta-go vào tam giác ABC vuông tại B, ta có:

AB2 + BC2 = AC2

Mà: △ABC cân tại B nên AB = BC hay AB2 = BC2

=> 2AB2 = AC2

Mà: AC = 8

=> 2AB2 = 82

=> AB = \(\sqrt{32}\)(cm)

b) Xét △ABH và △BCK có:

\(\widehat{AHB}=\widehat{BKC}\left(=90^o\right)\)

AB = BC (△ABC cân tại B)

\(\widehat{BAH}=\widehat{KBC}\) (cùng phụ với \(\widehat{ABH}\))

=> △ABH = △BCK(Cạnh huyền - Góc nhọn)

=> BH = CK(cặp cạnh tương ứng)

c) Ta có: \(\widehat{BDM}=\widehat{CDK}\) (đối đỉnh)

Mà: \(\widehat{BDM}+\widehat{MBH}=90^o\)\(\widehat{KCM}+\widehat{CDK}=90^o\)

\(\Rightarrow\widehat{MBH}=\widehat{KCM}\)

Mặt khác: △ABC vuông cân tại B, có BM là trung tuyến ứng với cạnh huyền AC nên BM = MC = \(\dfrac{1}{2}\)AC

Xét △BHM và △CKM có:

\(\widehat{MBH}=\widehat{KCM}\) (chứng minh trên)

BM = MC (chứng minh trên)

BH = CK(theo câu b)

=> △BHM =△CKM(c.g.c)

=> HM = MK (2 cạnh tương ứng)

=> △HMK cân tại M (1)

Ta lại có: △BHM = △CKM nên \(\widehat{HMB}=\widehat{CMK}\) (2 góc tương ứng)

=> \(\widehat{HMB}+\widehat{HMC}=\widehat{CMK}+\widehat{HMC}\)

=>\(\widehat{HMK}=\widehat{BMC}=90^o\) (2) (\(\widehat{BMC}=90^o\)là do ABC là tam giác cân tại B nên BM vừa là trung tuyến vừa là đường cao)

Từ (1) và (2) => △HMK vuông cân tại M


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đăng Minh
Xem chi tiết
nguyen
Xem chi tiết
Dạ Thảo Army
Xem chi tiết
Loey🍒
Xem chi tiết
tuyetnhi
Xem chi tiết
tunh
Xem chi tiết
Hằng Bích
Xem chi tiết
The Mouse
Xem chi tiết
Duetbruhdarklmao
Xem chi tiết