Chương II : Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
phong

cho Δ ABC cân tại A. Trên cạnh BC lấy D trên tia đối của CB lấy E sao cho BD =CE. Các đường thẳng vuông góc với BD từ D,E cắt AB,AC lần lượt tại M,N. Gọi I là giao điểm của MN,BC

a) Biết AB<BC CM: \(\widehat{A}\)> 60độ

b)IM=IN

c)Đường thẳng vuông góc với MN tại I luôn đi qua 1 điểm khi D thay đổi trên BC

Trúc Giang
26 tháng 3 2020 lúc 10:54

a) Có ΔABC cân tại A

=> \(\widehat{B}=\widehat{ACB}\)

Mà: \(\widehat{ACB}=\widehat{NCE}\) (đối đỉnh)

=> \(\widehat{B}=\widehat{NCE}\)

Xét ΔMBD và ΔNCE ta có:

\(\widehat{B}=\widehat{NCE}\) (cmt)

BD = CE (GT)

\(\widehat{MDB}=\widehat{NEC}\left(=90^0\right)\)

=> ΔMBD = ΔNCE (g - c - g)

=> MD = NE (2 cạnh tương ứng)

Có: \(\left\{{}\begin{matrix}MD\perp BD\left(GT\right)\\NE\perp BD\left(GT\right)\end{matrix}\right.\) => MD // NE

=> \(\widehat{DMI}=\widehat{INE}\) (so le trong)

Xét ΔMDI và ΔNEI ta có:

\(\widehat{DMI}=\widehat{INE}\) (cmt)

MD = NE (cmt)

\(\widehat{MDI}=\widehat{NEI}\left(=90^0\right)\)

=> ΔMDI = ΔNEI (g - c - g)

=> MI = NI (2 cạnh tương ứng)

c) Vẽ AH vuông góc với BC (H thuộc BC), ta có:

Xét 2 tam giác vuông ΔAHB và ΔAHC ta có:

Cạnh huyền AB = AC (GT)

Cạnh góc vuông AH: chung

=> ΔAHB = ΔAHC (c.h - c.g.v)

=> \(\widehat{HAB}=\widehat{HAC}\) (2 góc tương ứng)

Gọi O là giao điểm của AH với đường vuông góc với MN tại I.

Xét ΔABO và ΔACO ta có:

AB = AC (GT)

\(\widehat{HAB}=\widehat{HAC}\) (cmt)

AH: cạnh chung

=> ΔABO = ΔACO (c - g - c)

=> \(\widehat{OBA}=\widehat{OCA}\) (2 góc tương ứng) (1)

(từ đoạn này trở đi mình chỉ hướng dẫn cách chứng minh thôi vì dài quá)

Chứng minh: ΔOIM = ΔOIN (c - g - c)

=> OM = ON (2 cạnh tướng ứng) (2)

Chứng minh: ΔOBM = ΔOCN

=> \(\widehat{MBO}=\widehat{NCO}\) (2 góc tương ứng) (3)

Lại có: N thuộc tia đối AC (GT) nên C thuộc đoạn AN

Ta có: \(\widehat{ACO}+\widehat{NCO}=180^0\) (kề bù)

Từ (1); (2) và (3) => \(\widehat{ABO}=\widehat{ACO}=\widehat{OCN}=90^0\)

=> Điểm O cố định vì OB vuông góc với AB tại B và OC vuông góc với AC tại C (hay OB và OC duy nhất)
Vậy: Đường thằng vuông góc MN tại I cắt tại điểm O cố định khi D thay đổi trên BC

P/s: Mik vẽ hình môt lúc cái nó rối luôn rồi nên ko cho bạn xem hình đc!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Meopeow1029
Xem chi tiết
shiba
Xem chi tiết
Nguyễn Trịnh Quang
Xem chi tiết
Cô bé áo xanh
Xem chi tiết
Nguyen Phuong Nga
Xem chi tiết
Vân Nguyễn Thị
Xem chi tiết
KHOA MINH
Xem chi tiết
Nga Pham
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải Yến
Xem chi tiết