Văn bản ngữ văn 8

Ngọc Hiền

Chỉ ra và phân tích tác dụng của các BPTT dk SD:

1, Ngày ngày mặt trời đi quq trên lăng

Thấy một mạt trời trog lăng rất đỏ.

(Viếng Lăng Bác-Viễn Phương)

2, Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

(Quê hương- Tế Hanh)

Thảo Phương
4 tháng 7 2018 lúc 11:01

1)Nhân hoá: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy ...
=> Tác dụng:
+ Thiên nhiên cảnh vật trở nên sống động, có hồn.
+ Thiên nhiên đang nghiêng mình trc 1 con người vĩ đại như Bac'
=> Niềm tự hào, tôn vinh Bác
- Ẩn dụ:"Mặt trời trong lăng"=> Ẩn dụ cho Bác Hồ. Ngợi ca và biết ơn công lao vĩ đại của Bác
=> + Lòng biết ơn, ngợi ca công lao to lớn, vĩ đại của Bác
+ Cũng như mặt trời soi sáng cho muôn loài, Bác Hồ...
+ Khẳng định sự bất tử của BH cũng như m.trời...
-Điệp ngữ "ngày ngày": Sự tiếp diễn của thời gian, gợi tả h/ảnh đoàn người....

2)" Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. "
- "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" từ 'hăng'' trong câu thơ này có nghỉa là hăng hái, gợi lên khí thế mạnh mẽ khi ra khơi của người làm nghề chài lưới. Chiếc thuyền nhẹ được so sánh "hăng" như con tuấn mã (loài ngựa tơ, khỏe, đẹp và chạy rất nhanh) cho thấy cảnh những con thuyền lướt sóng đầy tự tin, mạnh mẽ của người dân chài lưới như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường.
- "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang." câu thơ này sử dụng những động từ mạnh như "phăng", "mạnh mẽ" làm cho người đọc, người nghe cảm nhận được cảnh ra khơi đầy quyết tâm, oai hùng, mạnh mẽ của người dân chài lưới.

Bình luận (0)
nguyen thi vang
30 tháng 6 2018 lúc 10:16

1) Biện pháp tu từ :

- Nhân hóa : Mặt trời "đi"

=> Làm sự vật (mặt trời) trở nên sinh động, gần gũi.

- Ẩn dụ : "Mặt trời trong lăng" rất đỏ

=> Tôn vinh Người - có công lao gây dựng đất nước, rạng rỡ quê hương.

2) Biện pháp tu từ :

- So sánh : Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

=> Nhấn mạnh hình ảnh cánh buồm, biểu tượng của làng chài, biểu tượng của quê hương.

- Nhân hóa : "Rướn"

=> Thả hồn vào cánh buồm, có sức sống như một người dân chài cường tráng.

Bình luận (0)
Linh Phương
1 tháng 7 2018 lúc 8:07

Câu 1:Câu hỏi của Nguyễn Nhi - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

Câu 2:

+ Dựa vào đây để phân tích

“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.

Bình luận (0)
Huong San
4 tháng 7 2018 lúc 12:14

1/ - Biện pháp tu từ : So sánh

=> Làm nổi bật nên được vẻ đẹp của chiếc thuyền

- Biện pháp tu từ : Nhân hóa

=> Làm rõ được ý nghĩa của cánh buồm

2/

- Biện pháp tu từ :

- Nhân hóa ''mặt trời'' đi

- Ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ".
- Nhân hóa "thấy".
- Điệp ngữ "ngày ngày".

Bình luận (0)
trieu ngoc anh
1 tháng 7 2018 lúc 15:36

phần 1:bptt là:+nhân hóa,ẩn dụ

phần 2:bptt là:+so sánh,nhân hóabanh

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Khánh Ly
Xem chi tiết
Hiếu Bầu Trời
Xem chi tiết
traam anhh
Xem chi tiết
Phong Lê
Xem chi tiết
van
Xem chi tiết
Hiền Thương
Xem chi tiết
Bích Nguyệtt
Xem chi tiết
Bé Bự
Xem chi tiết
Phong Lê
Xem chi tiết