Bài 5: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số

Giang Đào

Câu 1: Cho các hàm số y=f(x), y=g(x), y=\(\frac{f\left(x\right)+2}{g\left(x\right)+1}\)đều có hệ số góc tiếp tuyến tại điểm có hoành độ x=1 giống nhau là k#0. Biết f(1)=a, g(1)=b# -1. Tìm a.

Câu 2: Cho đồ thị (C) y=\(\frac{x+1}{x-2}\)và đường thẳng d: y=x+m. Khi d cắt (C) tại hai điểm phân biệt và tiếp tuyến với (C) Tại hai điểm này song song với nhau thì m bằng bao nhiêu?

Câu 3: Cho hàm số \(y=x^3-3x+2\)

có đồ thị (C). Gọi d là đường thẳng đi qua A(3;20) và có hệ số góc m. Tìm giá trị của m để đường thẳng d cắt (C) tại 3 điểm phân biệt.

Nguyễn Việt Lâm
15 tháng 6 2019 lúc 6:42

Câu 1:

\(f'\left(1\right)=g'\left(1\right)=k\)

\(h\left(x\right)=\frac{f\left(x\right)+2}{g\left(x\right)+1}\Rightarrow h'\left(x\right)=\frac{f'\left(x\right)\left[g\left(x\right)+1\right]-g'\left(x\right)\left[f\left(x\right)+2\right]}{\left[g\left(x\right)+1\right]^2}\)

\(\Rightarrow h'\left(1\right)=\frac{k\left(b+1\right)-k\left(a+2\right)}{\left(b+1\right)^2}=\frac{k\left(b-a-1\right)}{\left(b+1\right)^2}\)

\(h'\left(1\right)=k\Rightarrow k=\frac{k\left(b-a-1\right)}{\left(b+1\right)^2}\Rightarrow\frac{b-a-1}{\left(b+1\right)^2}=1\)

\(\Leftrightarrow b-a-1=\left(b+1\right)^2\Rightarrow a=b-1-\left(b+1\right)^2\)

\(\Rightarrow a=-b^2-b-2\)

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
15 tháng 6 2019 lúc 6:56

Câu 2:

\(y=f\left(x\right)=\frac{x+1}{x-2}\Rightarrow f'\left(x\right)=\frac{-3}{\left(x-2\right)^2}\)

Phương trình hoành độ giao điểm:

\(\frac{x+1}{x-2}=x+m\Leftrightarrow x+1=\left(x+m\right)\left(x-2\right)\)

\(\Leftrightarrow x^2+\left(m-3\right)x-2m-1=0\)

\(\Delta=\left(m-3\right)^2+4\left(2m+1\right)=\left(m+1\right)^2+12>0\)

\(\Rightarrow\) d luôn cắt (P) tại 2 điểm phân biệt A và B có hoành độ giả sử là a và b

Theo Viet: \(\left\{{}\begin{matrix}a+b=3-m\\ab=-3m-1\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow3a+3b-ab=10\) (1)

Mặt khác do tiếp tuyến tại A và B song song

\(\Leftrightarrow\frac{-3}{\left(a-2\right)^2}=\frac{-3}{\left(b-2\right)^2}\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}a-2=b-2\\a-2=2-b\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}a=b\\a=4-b\end{matrix}\right.\)

TH1: \(a=b\) thay vào (1):

\(\Rightarrow-a^2+6a-10=0\left(vn\right)\)

TH2: \(a=4-b\)

\(\Rightarrow a+b=4\Rightarrow3-m=4\Rightarrow m=-1\)

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
15 tháng 6 2019 lúc 7:03

Câu 3:

Phương trình d: \(y=m\left(x-3\right)+20\)

Phương trình hoành độ giao điểm:

\(x^3-3x+2=m\left(x-3\right)+20\)

\(\Leftrightarrow x^3-3x-18-m\left(x-3\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x-3\right)\left(x^2+3x+6\right)-m\left(x-3\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x-3\right)\left(x^2+3x+6-m\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=3\\x^2+3x+6=m\end{matrix}\right.\)

Để d cắt (C) tại 3 điểm phân biệt \(\Leftrightarrow y=m\) cắt \(y=f\left(x\right)=x^2+3x+6\) tại 2 điểm phân biệt có hoành độ khác 3

\(f'\left(x\right)=2x+3=0\Rightarrow x=-\frac{3}{2}\)

\(f\left(-\frac{3}{2}\right)=\frac{15}{4}\) ; \(f\left(3\right)=24\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m>\frac{15}{4}\\m\ne24\end{matrix}\right.\)

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Vân
Xem chi tiết
Phú Gia
Xem chi tiết
Đặng Thị Nhung
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Phú Gia
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Dân Lập
Xem chi tiết
hoang pham huy
Xem chi tiết