Ôn tập Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy của tam giác

Hải Yến

Các vị ơi~Các vi9j giúp mị giải mấy bài này nhoa~Mị sẽ tích đúng những ai trả lời nha~

Bài 1

a,Tính giá trị biểu thức sau

\(\dfrac{15}{11.14}\)+\(\dfrac{15}{14.17}\)+\(\dfrac{15}{17.20}\)+.....+\(\dfrac{15}{68.71}\)

b,Tìm x biết rằng: \(\left(x-5\right)^{x+1}\)-\(\left(x-5\right)^{x+2015}\)=0

Bài 2:Chứng minh rằng:

\(\dfrac{1}{2^2}\)+\(\dfrac{1}{3^2}\)+\(\dfrac{1}{4^2}\)+......+\(\dfrac{1}{99^2}\)< 1

Bài 3:Cho các đa thức sau:

A(x)=\(x^5\)-\(3x^3\)+\(2x^4\)-\(x^2\)+19x - \(\dfrac{2}{3}\)

B(x)=\(2x^4\)+\(x^5\)-\(3x^3\)-\(2x^2\)+17x - 7

a,Tìm đa thức H(x) biết H(x)=A(x)-B(x)

b,Chứng tỏ rằng đa thức H(x) không có nghiệm

Bài 4:Cho hai số dương khác nhau x và y.Có tồn tại hay không đẳng thức sau?

\(\dfrac{1}{x}\)=\(\dfrac{1}{x-y}\)+\(\dfrac{1}{y}\)

Bài 5:Cho tam giác ABC cân tại A, góc BAC=80 độ.Lấy điểm P ở trong tam giác ABC sao cho góc PBC=10 độ và PCB=20 độ.Đường cao AH của tam giác ABC cắt BP tại I

a,Chứng minh rằng IB=IC=IA

b,Kẻ AK vuông góc với BP,tia CP cắt tia AK tại Q.Chứng minh rằng IQ vuông góc AC

c,Tính số đo của góc APB

Bài 6:

Tìm cặp số(x,y) biết \(\dfrac{2x-1}{3}\)=y - 2=\(\dfrac{2x+y-3}{2x}\)

Các vị giúp mị nhoa~Đi mà~Giups mị nhoa hahavuihiungaingungok



Trần Quảng Hà
29 tháng 4 2017 lúc 18:14

câu 1.

đặt A=\(\dfrac{15}{11.14}+\dfrac{15}{14.17}+...+\dfrac{15}{65.68}+\dfrac{15}{68.71}\)

xét \(\dfrac{A}{3}\)=\(\dfrac{15}{3.11.14}+\dfrac{15}{3.14.17}+...+\dfrac{15}{3.65.68}+\dfrac{15}{3.68.71}\)

ta có:+ \(\dfrac{15}{3.11.14}=\dfrac{15}{3}\left(\dfrac{1}{11}-\dfrac{1}{14}\right)=\dfrac{15}{3.11}-\dfrac{15}{3.14}\)

tương tự ta có:

+\(\dfrac{15}{3.11.14}=\dfrac{15}{3.11}-\dfrac{15}{3.14}\)

+\(\dfrac{15}{3.14.17}=\dfrac{15}{3.14}-\dfrac{15}{3.17}\)

....

+\(\dfrac{15}{3.65.68}=\dfrac{15}{3.65}-\dfrac{15}{3.68}\)

+\(\dfrac{15}{3.68.71}=\dfrac{15}{3.68}-\dfrac{15}{3.71}\)

cộng vế theo vế ta đc:

\(\dfrac{15}{3.11.14}+\dfrac{15}{3.14.17}+...+\dfrac{15}{3.65.68}+\dfrac{15}{3.68.71}\)

=\(\dfrac{15}{3.11}-\dfrac{15}{3.14}+\dfrac{15}{3.14}-\dfrac{15}{3.17}+...+\dfrac{15}{3.65}-\dfrac{15}{3.68}+\dfrac{15}{3.68}-\dfrac{15}{3.71}=\dfrac{15}{3.11}-\dfrac{15}{3.71}\)

=> \(\dfrac{A}{3}\)=\(\dfrac{15}{3.11}-\dfrac{15}{3.71}\)

=> A= \(\dfrac{15}{11}-\dfrac{15}{17}=\dfrac{90}{187}\)

Bình luận (1)
Trần Quảng Hà
29 tháng 4 2017 lúc 18:53

câu 1b.

trước khi làm bài này có chú ý này:\(0^n=0\)với n\(\ne0\)\(a^0=1\)với a\(\ne0\)

đặt: \(t=\left(x-5\right)\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\left(x-5\right)^{x+1}=\left(x-5\right)^{x-5+6}=t^{t+6}\\\left(x-5\right)^{x+2015}=\left(x-5\right)^{x-5+2020}=t^{t+2020}\end{matrix}\right.\)

=> \(\left(x-5\right)^{x+1}-\left(x-5\right)^{x+2015}=0\)

\(\Leftrightarrow\)\(t^{t+6}-t^{t+2020}=0\Leftrightarrow t^{t+6}\left(1-t^{2014}\right)=0\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}t^{t+6}=0^{t+6}\\1-t^{2014}=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}t=0\\t^{2014}=1=1^{2014}\Rightarrow t=1\end{matrix}\right.\)với t=0 => x-5=0=> x=5

với t=1=> x-5=1=>x=6

Bình luận (1)
Trần Quảng Hà
29 tháng 4 2017 lúc 19:08

\(2a.\\ A\left(x\right)=x^5-3x^2+2x^4-x^2+19x-\dfrac{2}{3}\\ =x^5+2x^4-3x^3-x^2+19x-\dfrac{2}{3}\)\(B\left(x\right)=2x^4+x^5-3x^3-2x^2+17x-7\\ =x^5+2x^4-3x^3-2x^2+17x-7\)

\(H\left(x\right)=A\left(x\right)-B\left(x\right)\\ =\left(x^5+2x^4-3x^3-x^2+19x-\dfrac{2}{3}\right)-\left(x^5+2x^4-3x^3-2x^2+17x-7\right)\\ =x^5+2x^4-3x^3-x^2+19x-\dfrac{2}{3}-x^5-2x^4+3x^3+2x^2-17x+7\\ =x^2+2x+\dfrac{19}{3}\)

Bình luận (2)
Trần Quảng Hà
29 tháng 4 2017 lúc 19:35

2b.

\(H\left(x\right)=x^2+2x+\dfrac{19}{3}\\ =x^2+x+x+1-1+\dfrac{19}{3}\\ =x\left(x+1\right)+\left(x+1\right)+\dfrac{16}{3}\\ =\left(x+1\right)\left(x+1\right)+\dfrac{16}{3}=\left(x+1\right)^2+\dfrac{16}{3}\)

ta có \(\left(x+1\right)^2\ge0\forall x\Leftrightarrow\left(x+1\right)^2+\dfrac{16}{3}>0\forall x\)

\(\Rightarrow H\left(x\right)\) >0\(\forall x\)

hay \(H\left(x\right)\)không có nghiệm

hihi

Bình luận (1)
Trần Quảng Hà
30 tháng 4 2017 lúc 9:21

câu 2:đặt S=\(\dfrac{1}{2^2}+\dfrac{1}{3^2}+\dfrac{1}{4^2}+...+\dfrac{1}{98^2}+\dfrac{1}{99^2}\)

ta có với a>1 thì:

\(a^2=a.a>\left(a-1\right).a\\ \Rightarrow\dfrac{1}{a^2}=\dfrac{1}{a.a}< \dfrac{1}{\left(a-1\right).a}\\ =\dfrac{1}{a-1}-\dfrac{1}{a}\)

nên

\(\dfrac{1}{2^2}< \dfrac{1}{1.2}=\dfrac{1}{1}-\dfrac{1}{2}\)

\(\dfrac{1}{3^2}< \dfrac{1}{2.3}=\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{3}\)

\(\dfrac{1}{4^2}< \dfrac{1}{3.4}=\dfrac{1}{3}-\dfrac{1}{4}\)

....

\(\dfrac{1}{98^2}< \dfrac{1}{97.98}=\dfrac{1}{97}-\dfrac{1}{98}\)

\(\dfrac{1}{99^2}< \dfrac{1}{98.99}=\dfrac{1}{98}-\dfrac{1}{99}\)

cộng vế theo vế ta được:

\(\dfrac{1}{2^2}+\dfrac{1}{3^2}+\dfrac{1}{4^2}+...+\dfrac{1}{98^2}+\dfrac{1}{99^2}< \dfrac{1}{1.2}+\dfrac{1}{2.3}+\dfrac{1}{3.4}+...+\dfrac{1}{97.98}+\dfrac{1}{98.99}\)

\(\Rightarrow S< \dfrac{1}{1}-\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{3}-\dfrac{1}{4}+....+\dfrac{1}{97}-\dfrac{1}{98}+\dfrac{1}{98}-\dfrac{1}{99}\\ \Rightarrow S< \dfrac{1}{1}-\dfrac{1}{99}< 1\left(đ.p.cm\right)\)

Bình luận (1)
Trần Quảng Hà
30 tháng 4 2017 lúc 10:19

Câu 4:

giả sử: \(\left\{{}\begin{matrix}x\ne y\\x>0,y>0\end{matrix}\right.\) ,tồn tại đẳng thức:

\(\dfrac{1}{x}=\dfrac{1}{x-y}+\dfrac{1}{y}\)

\(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{1}{x-y}+\dfrac{1}{y}-\dfrac{1}{x}=0\)

\(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{x.y}{x.y\left(x-y\right)}+\dfrac{x.\left(x-y\right)}{x.y.\left(x-y\right)}-\dfrac{y\left(x-y\right)}{x.y.\left(x-y\right)}=0\)

\(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{xy+x^2-xy-xy+y^2}{xy\left(x-y\right)}=0\)

\(\Leftrightarrow x^2-xy+y^2=0\)(vô lý)

ta có \(x^2-xy+y^2=x^2-\dfrac{1}{2}xy-\dfrac{1}{2}xy+\dfrac{1}{4}y^2+\dfrac{3}{4}y^2\\ =x\left(x-\dfrac{1}{2}y\right)-\dfrac{1}{2}y\left(x-\dfrac{1}{2}y\right)+\dfrac{3}{4}y^2\\ =\left(x-\dfrac{1}{2}y\right)\left(x-\dfrac{1}{2}y\right)+\dfrac{3}{4}y^2\\ =\left(x-\dfrac{1}{2}y\right)^2+\dfrac{3}{4}y^2\)

ta có\(\left(x-\dfrac{1}{2}y\right)^2+\dfrac{3}{4}y^2=0\\ \Leftrightarrow\left(x-\dfrac{1}{2}y\right)^2=\dfrac{3}{4}y^2=0\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{1}{2}y\\y=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=y=0\)

x=y=0(trái với GT ban đầu\(\left\{{}\begin{matrix}x\ne y\\x>0,y>0\end{matrix}\right.\))=> không tồn tại đẳng thức

\(\dfrac{1}{x}=\dfrac{1}{x-y}+\dfrac{1}{y}\)

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Hải Yến
Xem chi tiết
Chrome Dokurou
Xem chi tiết
nguyễn thu cúc
Xem chi tiết
ĐA SoÁi TỶ
Xem chi tiết
Võ Thùy Linh
Xem chi tiết
Xu Gucci
Xem chi tiết
marathon shukuru
Xem chi tiết
Chảnh Chảnh
Xem chi tiết
Phạm Ly
Xem chi tiết