Violympic toán 7

thu dinh

Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, tia phân giác của góc ABC cắt AC tại D. Kẻ DE vuông góc với BC tại E. Gọi F là giao điểm của tia BA và tia ED.

a)Tam giác ABE cân

b) DF=DC

c)Gọi H là giao điểm của DB và CF. Trên tia đôi của tia DF lấy K sao cho DK= DF. Gọi I là điểm nằm trên đoạn thẳng CD sao cho CI=2 DI. CM 3 điểm K, H, I thẳng hàng

hello sunshine
30 tháng 7 2019 lúc 16:35

a) Xét ΔABD và ΔEBD, có:

góc BAD = góc BED = 90o (gt)

BD: cạnh chung

góc ABD = góc EBD (Vì BD là p/g của góc ABC)

Nên: ΔABD = ΔEBD ( cạnh huyền - góc nhọn)

=> AB = EB ( 2 cạnh t/ư)

Vậy ΔABE cân tại B ( 2 cạnh = nhau)

b) Xét ΔAFD và ΔECD, có:

góc FAD = góc CED = 90o (gt)

AD = ED ( 2 cạnh t/ư do ΔABD = ΔEBD)

góc FDA = góc CDE (2 góc đối đỉnh)

Do đó: ΔAFD = ΔECD ( g - c - g)

Vậy DF = DC ( 2 cạnh t/ư)

Mk chỉ làm đc đến đấy thui!hiu

Bình luận (1)
Vũ Minh Tuấn
30 tháng 7 2019 lúc 17:46

Hình học lớp 7

a) Xét 2 \(\Delta\) vuông \(ABD\)\(EBD\) có:

\(\widehat{BAD}=\widehat{BED}=90^0\)

\(\widehat{B_1}=\widehat{B_2}\) (vì \(BD\) là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\) )

Cạnh BD chung

=> \(\Delta ABD=\Delta EBD\) (cạnh huyền - góc nhọn).

=> \(AB=EB\) (2 cạnh tương ứng)

=> \(\Delta ABE\) cân tại \(B.\)

b) Theo câu a) ta có \(\Delta ABD=\Delta EBD.\)

=> \(AD=ED\) (2 cạnh tương ứng)

Xét 2 \(\Delta\) \(ADF\)\(EDC\) có:

\(\widehat{FAD}=\widehat{CED}=90^0\)

\(AD=ED\left(cmt\right)\)

\(\widehat{FDA}=\widehat{CDE}\) (vì 2 góc đối đỉnh)

=> \(\Delta ADF=\Delta EDC\) (g . c . g)

=> \(DF=DC\) (2 cạnh tương ứng).

c) \(\Delta BCF\)\(CA\)\(EF\) là 2 đường cao cắt nhau tại D.

=> D là trực tâm của \(\Delta BCF\).

=> \(BH\) // \(CF.\)

\(BH\) là đường phân giác của \(\widehat{BAC}.\)

=> \(\Delta BCF\) cân tại \(B.\)

=> \(BH\) là đường trung tuyến

Xét \(\Delta CKF\) có:

\(CD\) là trung tuyến (vì \(DK=DF\) nên D là trung tâm của \(FK\))

\(CI=\frac{2}{3}.CD\) (vì \(CI=2DI\) nên \(\frac{CI}{CD}=\frac{CI}{CI+CD}=\frac{2DI}{2DI+DI}=\frac{2DI}{3DI}=\frac{2}{3}\))

=> I là trọng tâm của \(\Delta CKF.\)

=> \(KI\) đi qua trung điểm \(CF.\)

Mà H là trung điểm của \(CF\) (vì \(BH\) là đường trung tuyến)

=> 3 điểm \(K,H,I\) thẳng hàng.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (5)

Các câu hỏi tương tự
thu dinh
Xem chi tiết
Quỳnh Như
Xem chi tiết
Bảo Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Minz Ank
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
thảo my
Xem chi tiết
Nguyễn đức đạt
Xem chi tiết
PHAN QUỐC BẢO
Xem chi tiết
Bé Ken
Xem chi tiết