Bài 6: Tam giác cân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Neymar JR

Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE. Gọi M là giao điểm của BE và CD. CMR:

a)BE=CD

b)Tam giác BMD bằng tam giác CME.

c)AN là tia phân giác của góc BAC

d)AM vuông góc BC

e) Gọi K là trung điểm của BC. CMR: K,A,M thẳng hàng.

Quang Dũng
14 tháng 1 2020 lúc 20:50

Hình A B C D E M N K

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
14 tháng 1 2020 lúc 20:57

Kết quả hình ảnh cho Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE. Gọi M là giao điểm của BE và CD. CMR: a)BE=CD b)

a) Vì \(\Delta ABC\) cân tại \(A\left(gt\right)\)

=> \(BE=CD\) (2 cạnh tương ứng).

b) Theo câu a) ta có \(\Delta ABE=\Delta ACD.\)

=> \(\widehat{ABE}=\widehat{ACD}\) (2 góc tương ứng).

Hay \(\widehat{DBM}=\widehat{ECM}.\)

Ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}AD+BD=AB\\AE+CE=AC\end{matrix}\right.\)

\(\left\{{}\begin{matrix}AD=AE\left(gt\right)\\AB=AC\left(cmt\right)\end{matrix}\right.\)

=> \(BD=CE.\)

Xét 2 \(\Delta\) \(BMD\)\(CME\) có:

\(\widehat{DBM}=\widehat{ECM}\left(cmt\right)\)

\(BD=CE\left(cmt\right)\)

\(\widehat{BMD}=\widehat{CME}\) (vì 2 góc đối đỉnh)

=> \(\Delta BMD=\Delta CME\left(g-c-g\right).\)

c) Theo câu b) ta có \(\Delta BMD=\Delta CME.\)

=> \(BM=CM\) (2 cạnh tương ứng).

Xét 2 \(\Delta\) \(ABM\)\(ACM\) có:

\(AB=AC\left(cmt\right)\)

\(BM=CM\left(cmt\right)\)

Cạnh AM chung

=> \(\Delta ABM=\Delta ACM\left(c-c-c\right)\)

=> \(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\) (2 góc tương ứng).

=> \(AM\) là tia phân giác của \(\widehat{BAC}.\)

d) Vì \(\Delta ABC\) cân tại \(A\left(gt\right)\)

\(AM\) là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\left(cmt\right)\)

=> \(AM\) đồng thời là đường cao của \(\Delta ABC.\)

=> \(AM\perp BC\left(đpcm\right).\)

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
QuangDũng..☂
14 tháng 1 2020 lúc 21:06

a)\(\Delta\)ABC có:

AB=AC ( Định lý tam giác cân )

=>AB-AD=AC-AE

=>DB=EC

Xét \(\Delta\)BCD và \(\Delta\)CBE có:

DB=EC (cmt)

Cạnh BC chung

\(\widehat{B}=\widehat{C}\) ( ĐL\(\Delta\) cân)

Do đó \(\Delta\)BCD=\(\Delta\)CBE ( c.g.c)

=> BE=CD ( 2 cạnh tương ứng )

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lê Hoàng châu
Xem chi tiết
học hơi ngu
Xem chi tiết
Têrêsa Ly
Xem chi tiết
Lê Thanh Hải
Xem chi tiết
linh nguyễn
Xem chi tiết
Lynn Nguyen
Xem chi tiết
Thân Bảo Khôi
Xem chi tiết
Lê Văn An
Xem chi tiết
Khánh phạm
Xem chi tiết