1.Châu Mĩ tiếp giáp với những Đại Tây Dương nào? Tại sao nói Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây ?
Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương. Đó là:
+Phía Bắc tiếp giáp Bắc Băng Dương
+Phía Đông giáp Đại Tây Dương
+Phía Tây giáp Thái Bình Dương
- Sở dĩ nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì các điểm cực của châu lục này đều nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
2.Cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma ?
-Kênh đào Pa ra ma có chiều rộng không đến 50 km, được xây dựng và hoàn thành vào năm 1914.
- Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, giúp giảm chi phí vận chuyển.
- Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu kinh tế - văn hóa giữa khu vực châu Á - Thái Bình Dương với Hoa Kì và các nước châu Mĩ thuận lợi hơn.
- Kênh đào đã đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho chủ sở hữu kênh đào.
3.Nêu các luồng nhập cư vào châu Mĩ.Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ ?
- Các luồng nhập cư vào châu Mĩ:
+ Chủng tộc Môn-gô-lô-it cổ di cư đến châu Mĩ từ xa xưa.
+ Luồng nhập cư từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức.
+ Luồng nhập cư từ Tây Ban Nha.
+ Luồng nhập cư từ Bồ Đào Nha.
+ Luồng nhập cư từ châu Á.
+ Luồng nhập cư từ châu Phi.
- Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư.
+ Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh do luồng nhập cư chủ yếu vào Bắc Mĩ là người Anh, Ý, Đức.
+ Trung và Nam Mĩ, ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha do luồng nhập cư đầu tiên vào Nam Mĩ là từ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
4.Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ . Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu ?
Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e:
+ Cao trung bình 3000 - 4000m
+ Gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
=>Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
- Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
- Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.
5.Trình bày sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ . Giải thích sự phân hóa đó ?
- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.
+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
+ Theo chiều kinh tuyến :
Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.
Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.
6.Tại sao ở miền bắc và phía tây của Bắc Mĩ ,dân cư lại rất thưa thớt ?
-Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt.
-Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi.
+Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng.
+Ở phía Tây thì có núi non rất hiểm trở của hệ thống núi Cooc –di – e. Do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn.
=>Ở hai khu vực này dân cư thưa thớt.
7.Trình bày sự thay đổi trong phân bố lại dân cư của Hoa Kì , giải thích nguyên nhân ?
- Phía đông Hoa Kì là khu vực tập trung đông dân nhất của Bắc Mĩ, đặc biệt dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn.
- Hiện nay, một bộ phận dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
– Nguyên nhân: các thành phố mới với các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, năng động được hình thành ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương đã kéo theo sự di chuyển của dân cư Hoa Kì.
8.Trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ ?
Bắc Mĩ là ở vùng đồng bằng trung tâm, trước đây sản xuất nông nghiệp được phân bố thành các vành đai chuyên canh. Ngày nay sản xuất đã trở nên đa canh nhưng những sản phẩm nông nghiệp chính vẫn phân bố khá tập trung. Cụ thể là:
+ Lúa mì trồng nhiều ở phía Nam Ca-na-đa và phía Bắc Hoa Kì
+Ngô, bò sữa, lợn: phía nam Hoa Kì.
+Cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía,...), cây ăn quả: ven vịnh Mê-hi-cô