Hình học lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Lan Thảo

1. Cho \(\Delta ABC\) đều có cạnh là a. Tính diện tích \(\Delta ABC\) theo a.

2. Cho \(\Delta ABC\) cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, tia đối của CB lấy điểm E sao cho BD = CE. M là trung điểm của BC.

a) C/m AM là phân giác \(\widehat{DAE}\)

b) Vẽ \(BK\perp AD\left(K\in AD\right)\), \(CF\perp AE\left(F\in AE\right)\) . C/m 3 đường thẳng AM, BK, CF cùng đi qua một điểm.

3. Cho \(\widehat{xOy}\) = 1200. A là điểm thuộc tia phân giác của \(\widehat{xOy}\) . Vẽ \(AB\perp Ox\), \(AC\perp Oy\) .

a) \(\Delta ABC\) là tam giác gì?

b) C/m \(OA\perp BC\)

4. Cho \(\Delta ABC\) , tia phân giác của \(\widehat{ABC}\) cắt AC tại D. Qua D kẻ Dx // AB, Dx cắt BC tại M. Gọi My là tia phân giác \(\widehat{DMC}\) , Bz là tia phân giác ngoài của \(\widehat{B}\) . C/m \(Bz\perp My\) .

5. Cho \(\Delta ABC\) cân tại A, AB = 5cm, BC = 8cm. Kẻ \(AH\perp BC\left(H\in BC\right)\) .

a) C/m HB = HC

b) Tính AH

c) Kẻ \(HD\perp AB,HE\perp AC\) . C/m \(\Delta HDE\) cân.

6. Cho \(\widehat{xOy}\) nhọn. I là một điểm điểm thuộc tia phân giác của \(\widehat{xOy}\) . Kẻ \(IA\perp Ox,IB\perp Oy\)

a) C/m IA = IB. Biết OI = 10cm, AI = 6cm. Tính OA.

b) Gọi K là giao điểm của BI \(\cap\) Ox, M là giao điểm của AI \(\cap\) Oy. So sánh AK và BM.

c) Gọi C là giao điểm của OI và MK. C/m OC \(\perp\) MK

Phương Thảo
12 tháng 3 2017 lúc 23:09

5.

a) Xét \(\Delta ABH\)\(\Delta ACH\) có :

AB = AC ( do \(\Delta ABC\) cân tại A )

AH : cạnh chung

\(\widehat{AHB}=\widehat{AHC}\left(=90^o\right)\)

do đó \(\Delta ABH=\Delta ACH\left(c.g.c\right)\)

\(\Rightarrow\) HB = HC ( 2 cạnh tương ứng )

b) Có HB = HC ( chứng minh trên )

\(\Rightarrow\) HB + HC = BC

HB + HC = 8cm

2HB = 8cm

\(\Rightarrow\) HB = 4cm

Áp dụng định lý Pytago cho \(\Delta AHB\)\(\widehat{AHB}=90^o\)

\(AB^2=BH^2+AH^2\)

\(5^2=4^2+AH^2\)

25 = 16 + \(AH^2\)

\(AH^2\) = 25 - 16

\(AH^2\) = 9

\(\rightarrow AH=3cm\)

c) Xét \(\Delta BDH\)\(\Delta ECH\) có :

\(\widehat{B}=\widehat{C}\) ( do \(\Delta ABC\) cân tại A )

\(\widehat{BDH}=\widehat{CEH}\left(=90^o\right)\)

BH = HC ( chứng minh câu a )

do đó \(\Delta BDH=\Delta ECH\) ( cạnh huyền góc nhọn )

\(\Rightarrow\) HD = HE ( 2 cạnh tương ứng )

nên \(\Delta HDE\) cân tại H ( dấu hiệu nhận biết \(\Delta\) cân )

P/s : lúc nào rảnh làm tiếp nhé bây h muộn r , lm đại 1 bài dễ nhất trc ( xử lí lũ kia sau ) .


Các câu hỏi tương tự
Edogawa Conan
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Bùi Thị Thanh Trúc
Xem chi tiết
Võ Lan Thảo
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
trịnh mai chung
Xem chi tiết
Bạch Mai
Xem chi tiết
Đơn giản vì mình là...
Xem chi tiết