1, cho 14,2g P2O4 vào cốc chứa 45g nước tạo ra dd axit
a, chất nào còn dư và dư bao nhiêu gram
b, tính khối lượng axit thu được
2, hòa tan 4g kim loại hóa trị II vào nc thu đc 2,24 lít H2 (đktc) xác định tên kim loại
3, hòa tan 15,6g kim loại hóa trị I vào nước thu đc 4,48 lít khí H2 xác định tên kim loại
2) Gọi kim loại hóa trị II là x
X + 2H2O → X(OH)2 + H2
nH2 = 2,24:22,4 =0,1 mol
nX = \(\dfrac{4}{^MX}\)=nH2
=> \(\dfrac{4}{^MX}\)=0,1 => MX=40 => X là kim loại Canxi (Ca)
Bài 1:
a, Ta có: \(n_{P_2O_5}=\dfrac{14,2}{142}=0,1\left(mol\right)\)
\(n_{H_2O}=\dfrac{45}{18}=2,5\left(mol\right)\)
PT: \(P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,1}{1}< \dfrac{2,5}{3}\), ta được H2O dư.
Theo PT: \(n_{H_2O\left(pư\right)}=3n_{P_2O_5}=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{H_2O\left(dư\right)}=2,5-0,3=2,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{H_2O\left(dư\right)}=2,2.18=39,6\left(g\right)\)
b, Theo PT: \(n_{H_3PO_4}=2n_{P_2O_5}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{H_3PO_4}=0,2.98=19,6\left(g\right)\)
Bạn tham khảo nhé!
Bài 2: Giả sử KL cần tìm là A.
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)
PT: \(A+2H_2O\rightarrow A\left(OH\right)_2+H_2\)
___0,1___________________0,1 (mol)
\(\Rightarrow M_A=\dfrac{4}{0,1}=40\left(g/mol\right)\)
Vậy: A là Canxi (Ca).
Bài 3:
Giả sử kim loại cần tìm là B.
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{4,48}{22,4}=0,2\left(mol\right)\)
PT: \(2B+2H_2O\rightarrow2BOH+H_2\)
___0,4__________________0,2 (mol)
\(\Rightarrow M_B=\dfrac{15,6}{0,4}=39\left(g/mol\right)\)
Vậy: B là Kali (K).
Bạn tham khảo nhé!
3) Gọi kim loại hóa trị I là R
2R + 2H2O → 2ROH + H2
nH2 = 4,48: 22,4=0,2 mol
n R =\(\dfrac{15,6}{^MR}\)= nH2 .2 = 0,2.2=0,4 mol
=>MR= 39 => R là kim loại kali (K)
bạn xem lại đề bài bài 1 nhé