Bài 38: Bài luyện tập 7

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 

1. Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố hidro và oxi và có công thức hóa học là H2O.

Thành phần hóa học định tính của nước gồm hidro và oxi: tỉ lệ về khối lượng: H - 1 phần; O - 8 phần.

2. Tính chất hóa học của nước

  • Nước tác dụng với một số kim loại (Na, K, Ca, Ba) ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ tan và giải phóng khí hiđro.
  • Tác dụng với một số oxit bazơ (Na2O, K2O, BaO, CaO) tạo ra bazơ tan (NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2).
  • Tác dụng với một số oxit axit (CO2, SO2, SO3, P2O5,…) tạo ra axit tương ứng (H2CO3, H2SO3, H2SO4, H3PO4,…). 

  

                  Nước tác dụng với Na.                                                    Nước phản ứng với vôi sống CaO.    

3. Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

  • Công thức tổng quát: HnX với n là hóa trị của gốc axit X.

4. Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH).

  • Công thức tổng quát: M(OH)n với n là hóa trị của kim loại M.
  • Tên bazơ: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit.

5. Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

  • Công thức tổng quát: MxAy. Trong đó:
    •  M là nguyên tố kim loại có hóa trị y.
    • A là gốc axit có hóa trị x.
  • Tên gọi: Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit.

@642379@642687@@@642461@@642623@@642545@

II. BÀI TẬP

Bài 1. Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi dưới đây:

Kẽm clorua, đồng (II) sunfat, bari clorua, natri hidrocacbonat, natri đihidrophotphat.

Lời giải

Kẽm cloruaZnCl2
Đồng (II) sunfatCuSO4
Bari cloruaBaCl2
Natri hidrocacbonatNaHCO3
Natri đihidrophotphatNaH2PO4

Bài 2. Hoàn thành những phương trình hóa học của những phản ứng sau

a. Na2O  +  H2O  → 

b. P2O5   +  H2O →

c. KOH    + HCl  →

d. Ba(OH)2   +  H2SO4  →

Lời giải 

a. Na2O  +  H2O  →  NaOH

b. P2O5   +  H2O →  H3PO4

c. KOH    + HCl  →  KCl  +  H2O

d. Ba(OH)2   +  H2SO4  →  BaSO4   +   H2O

Bài 3. Cho kim loại A, hóa trị II tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. Sau phản ứng thu được 3,36 l khí thoát ra ở đktc và khối lượng của bazo thu được là 11,1 gam. Xác định kim loại A.

Lời giải 

Phương trình hóa học:  

A  +  2H2O  →  A(OH)2  +  H2

nH2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol

Theo tỉ lệ phản ứng => nA(OH)2 = nH2 = 0,15 mol

=> M\(A\left(OH\right)_2\) = \(\dfrac{11,1}{0,15}\) = 74 g/mol

Mà  M\(A\left(OH\right)_2\) = MA  +  2(MO  +  MH) = MA  +  2(16 + 1) = 74

<=> MA = 40 g/mol

Vậy kim loại A là canxi (Ca).

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!