I. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với natri
- Cách tiến hành: Lấy miếng kim loại natri ngâm trong lọ dầu hỏa ra đặt trên giấy lọc. Dùng dao cắt lấy một mẫu natri nhỏ bằng đầu que diêm. Thấm khô dầu và đặt mẫu natri lên tờ giấy lọc đã tẩm ướt nước. Tờ giấy lọc đã được uốn cong ở mép ngoài để mẫu natri không chạy ra ngoài.
- Hiện tượng: Mẩu natri nhanh chóng bị chảy ra và tự bốc cháy. Có khí thoát ra.
- Giải thích: Do natri là kim loại phản ứng rất mạnh với nước tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí H2.
- Phương trình hóa học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2. Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống CaO
- Cách tiến hành: Cho vào bát sứ nhỏ hoặc ống nghiệm một mẫu nhỏ vôi sống CaO. Rót một ít nước vào vôi sống. Sau đó cho 1 - 2 giọt phenolphtalein (hoặc mẫu quỳ tím) vào dung dịch nước vôi mới tạo thành.
- Hiện tượng: Mẩu vôi sống nhão ra và tan dần. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Dung dịch thu được làm quỳ tím đổi sang màu xanh (nếu dùng phenolphtalein thì đổi sang màu đỏ).
- Giải thích: CaO tan trong nước tạo thành dung dịch Ca(OH)2 có tính bazơ làm quỳ tím chuyển xanh (phenolphtalein chuyển sang màu hồng). Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
- Phương trình hóa học: CaO + H2O → Ca(OH)2
3. Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
- Cách tiến hành: Chuẩn bị một lọ thủy tinh có nút đậy cao su và một muỗng sắt. Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ photpho đỏ. Đưa muỗng sắt vào ngọn lửa đèn cồn cho P cháy trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ. Khi P ngừng cháy thì đưa muỗng sắt ra khỏi lọ và lưu ý không để P còn dư rơi xuống đáy lọ. Cho một ít nước vào lọ, Lắc cho khói trắng tan hết trong nước. Cho một mẫu quỳ tím vào dung dịch mới tạo thành trong lọ.
- Hiện tượng: Photpho cháy sáng, có khói màu trắng tạo thành, sau khi lắc khói màu trắng tan hết. Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Giải thích: Photpho đỏ phản ứng mạnh với oxi ở nhiệt độ cao tạo thành khói trắng là P2O5. P2O5 là oxit axit tan trong nước tạo thành dung dịch axit H3PO4 làm quỳ tím chuyển đỏ.
- Phương trình hóa học:
4P + 5O2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2P2O5
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
II. TƯỜNG TRÌNH
Thí nghiệm | Cách tiến hành | Hiện tượng | Giải thích - PTHH |
Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với natri | Lấy miếng kim loại natri ngâm trong lọ dầu hỏa ra đặt trên giấy lọc. Dùng dao cắt lấy một mẫu natri nhỏ bằng đầu que diêm. Thấm khô dầu và đặt mẫu natri lên tờ giấy lọc đã tẩm ướt nước. | Mẩu natri nhanh chóng bị chảy ra và tự bốc cháy. Có khí thoát ra. | Do natri là kim loại phản ứng rất mạnh với nước tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí H2. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 |
Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống CaO | Cho vào bát sứ nhỏ hoặc ống nghiệm một mẫu nhỏ vôi sống CaO. Rót một ít nước vào vôi sống. Sau đó cho 1 - 2 giọt phenolphtalein (hoặc mẫu quỳ tím) vào dung dịch nước vôi mới tạo thành. | Mẩu vôi sống nhão ra và tan dần. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Dung dịch thu được làm quỳ tím đổi sang màu xanh (nếu dùng phenolphtalein thì đổi sang màu đỏ). | CaO tan trong nước tạo thành dung dịch Ca(OH)2 có tính bazơ làm quỳ tím chuyển xanh (phenolphtalein chuyển sang màu hồng). Phản ứng tỏa nhiều nhiệt. CaO + H2O → Ca(OH)2 |
Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit | Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ photpho đỏ. Đưa muỗng sắt vào ngọn lửa đèn cồn cho P cháy trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ. Khi P ngừng cháy thì đưa muỗng sắt ra khỏi lọ. Cho một ít nước vào lọ, Lắc cho khói trắng tan hết trong nước. Cho một mẫu quỳ tím vào dung dịch mới tạo thành trong lọ | Photpho cháy sáng, có khói màu trắng tạo thành, sau khi lắc khói màu trắng tan hết. Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. | Photpho đỏ phản ứng mạnh với oxi ở nhiệt độ cao tạo thành khói trắng là P2O5. P2O5 là oxit axit tan trong nước tạo thành dung dịch axit H3PO4 làm quỳ tím chuyển đỏ. 4P + 5O2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2P2O5 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 |
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!