Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 20
Số lượng câu trả lời 78
Điểm GP 4
Điểm SP 56

Người theo dõi (9)

Đang theo dõi (52)

Mai Hà Trang
Titania Angela
minh nguyet

Câu trả lời:

Học tập là quá trình dài lâu của con người. Để học tập tốt, mỗi người cần có phương pháp học tập đúng đắn, hiện quả. Song không ít người vẫn chọn cách học vẹt học tủ mà không quan tâm tác hại của nó. Chúng ta không nên học vẹt học tủ.

Học vẹt là cách học tủ là cách học chay, học thuộc lòng không khoa học, học tất cả như “con vẹt” bắt chước theo. Đây là cách học thụ động, đọc trôi chảy nhưng không hiểu bản chất. Học tủ là lựa chọn những phần kiến thức mà bản thân cho là có khả năng xuất hiện cao trong bài kiểm tra, bài thi. Những người học vẹt học tủ thường không đạt được hiệu quả.

Cứ học vẹt học tử thì sao mà thành công được?(câu nghi vấn dùng để phủ định) Học vẹt học tủ sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho việc học tập. Học vẹt chỉ là một cách học đối phó, khiến người học không hiểu sâu sắc vấn đề, lan man và hời hợt. Người học vẹt sẽ nhanh quên kiến thức đã học. Chỉ cần quên đi một phần là có thể quên hết, dẫn đến kết quả không tốt. Bên ngoài tỏ ra chăm chỉ nhưng bản chất khác sẽ gây cho mọi người hiểu lầm, giáo viên sẽ không biết năng lực thật để giúp đỡ, bản thân người học vẹt sẽ càng yếu kém. Khi sự thật lộ ra, học sinh ấy sẽ xấu hổ khi đối mặt với bạn bè, thầy cô.

Học tủ mang tính chất xác suất, nếu may mắn vào đúng phần mình đã học thì đạt kết quả cao. Nếu vào những phần khác thì học sinh sẽ không đủ kiến thức làm bài vì không học nên không có bất cứ thứ gì để viết. Từ đó, học sinh dễ hành động sai trái như quay cóp, gian lận trong thi cử ...Hai hình thức học trên trực tiếp làm gián đoạn quá trình chiếm lĩnh tri thức. Học sinh học vẹt học tủ sẽ không bao giờ tiến bộ, không biết ứng dụng vào thực tế nên dễ rơi vào thất bại. Tình trạng ấy kéo dài gây chán nản và nhiều hậu quả khác.

Không phải tự nhiên mà nhiều học sinh lại học vẹt học tủ. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là do đâu? Một trong nhiều nguyên nhân tác động là từ bài giảng khô khan, thiếu trọng tâm, do phương pháp truyền tải không hiệu quả từ phía thầy cô giáo. Hay sự cứng nhắc, nặng nề về kiến thức trong chương trình học khiến học sinh khó xoay sở thời gian, lâm vào khủng hoảng. Nhiều phụ huynh học sinh còn đặt nặng vấn đề thành tích, tạo sức ép và gây áp lực cho con em mình. Tuy nhiên, cũng cần xem xét nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân học sinh. Người học chưa có ý thức tự giác và trách nhiệm với việc học tập. Nhiều người không xác định được mục tiêu, động cơ học tập nên không coi trọng việc học, lười học và chán học. Rồi những cám dỗ xung quanh như trò chơi điện tử, mạng xã hội... chiếm thời gian học tập, làm học sinh xao nhãng. Đến gần kì thi mới vội vã ôn tập nên đành chọn cách học tủ học vẹt. Đó là thực trạng đáng báo động.

Đứng trước thực trạng như thế, cần có những biện pháp hiệu quả để hạn chế và bài trừ học tủ học vẹt. Gia đình và nhà trường cần phối hợp không đặt nặng áp lực lên vai con em mình. Nhà trường, giáo viên cần đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy học để lôi cuốn học sinh và giúp các em tiếp thu được kiến thức. Hãy quan tâm, dành thời gian bên cạnh động viên các em và tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động ngoại khóa, thay đổi không khí để tinh thần thoải mái hơn. Học tập là quyền lợi chứ không phải gánh nặng với học sinh. Mỗi học sinh cũng cần có ý thức với việc học tập của mình. Học tập giúp mình tích lũy tri thức, nâng cao và hoàn thiện bản thân. Xác định mục tiêu và tìm kiếm phương pháp học tập đúng đắn hiệu quả. Xây dựng thời gian biểu khoa học, tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy” để kết quả đạt được tốt nhât.

Học tủ, học vẹt là cách học không hiệu quả mà còn rất nguy hại. Học tập là quá trình dài lâu, đòi hỏi nhiệt huyết và tinh thần thực sự. Chúng ta không nên học vẹt học tủ trong hành trình trọng đại đó của cuộc đời.

CHÚC BẠN HOK TỐT ><

Câu trả lời:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mắc một chứng bệnh lạ, ngay từ khi sinh ra Nguyễn Thanh Vinh đã không thể nhìn thấy mọi vật xung quanh. Mẹ Vinh mất sớm vì bệnh ung thư, Vinh sống cùng với ba và anh chị. Ba Vinh cũng là một người khiếm thị, nhưng nhờ năng khiếu bẩm sinh và sự "chịu thương, chịu khó", một mình ông đã nuôi lớn ba anh em Vinh bằng nghề làm nông.

Còn Vinh, dù không có được một đôi mắt sáng nhưng em luôn khao khát được đi học. Thương con, năm nào ba Vinh cũng dắt em đến từng trường gõ cửa xin nhập học, nhưng suốt 6 năm trời đều chỉ nhận được cái lắc đầu với lí do "không biết cách dạy người khiếm thị". Với tinh thần lạc quan và sự lỗ lực vượt bậc trong học tập, mới đây cô nữ sinh quê Ninh Thuận đã xuất sắc giành được suất học bổng toàn phần duy nhất của Đại học quốc tế RMIT Việt Nam. Khi được hỏi vì sao đối diện với rất nhiều khó khăn nhưng Vinh vẫn giữ được tinh thần lạc quan , em chỉ cười bảo: “Chắc em được di truyền từ ba […] Em nghĩ bản thân mình không chọn được hoàn cảnh thì mình cứ chọn cách sống để đương đầu thôi. Có được một tinh thần tốt tự khắc mình sẽ làm được những việc khác tốt”.

Vinh chia sẻ thêm : “ Em muốn thực hiện một website chuyên cung cấp những tài liệu phương pháp giáo dục trẻ khiếm thị dành cho giáo viên và phụ huynh. Qua website này, em mong muốn mọi người hiểu rõ hơn về người khiếm thị, từ đó có những phương pháp giáo dục đúng đắn để bọn trẻ trở thành người có ích trong xã hội”.

( Theo “ Tuổi trẻ online”, Lê Trang, số ra ngày 30/10/2018)

a. Nêu nội dung chính của văn bản?

b.Theo em động lực nào giúp cô học trò khiếm thị đạt được thành tích cao trong học tập?

c.Chỉ ra 1 câu ghép có trong đoạn 1của văn bản? Cho biết các vế của câu ghép nối với nhau bằng cách nào?

Câu trả lời:


Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản Chủ đề và tính thống nhất về chủ đề là nội dung chính trong phần soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trang 12 SGK Ngữ văn 8, tập 1 chúng tôi hướng dẫn các em học sinh hôm nay nhằm giúp các em có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho phần chuẩn bị bài ở nhà, các em có thể theo dõi để biết cách làm bài tốt hơn.
Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, ngắn 1
2. Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, ngắn 2
2. Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, ngắn 3

SOẠN BÀI TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN, NGẮN 1

I. CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Câu 1. Những kỉ niệm sâu sắc mà tác giả nhớ: - Cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc - Kỉ niệm trên con đường từ nhà đến trường, khi nhìn thấy ngôi trường mới, khi rời bàn tay mẹ để bước vào lớn và đón chào tiết học đầu tiên 🡪 Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng khó quên của tác giả về ngày tựu trường với biết bao cảm xúc đan xen, hòa quyện, với những hồi hộp, bất ngờ và cả sự lo lắng.

Câu 2.
“Tôi đi học” 🡺 chủ đề của văn bản
Nội dung chủ đề: Truyện ngắn tái hiện lại những kỉ niệm đầu tiên của buổi tựu trường thông qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”

Câu 3. Đối tượng và vấn đề chính mà văn bản muốn đề cập đến chính là chủ đề của văn bản.

II. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Câu 1. - Nhan đề tác phẩm: “Tôi đi học” - Hệ thống các từ ngữ: Buổi tựu trường, sân trường, lớp học, thầy giáo, hai quyển vở mới, ông đốc, bàn, ghế, phấn, bảng đen,… - Hệ thống các câu: + Cảnh vật chung quanh tôi đều có sự thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. + Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đã đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. + Một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười đón chúng tôi trước cửa lớp + Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc.

Câu 2.
a. Những từ ngữ: Náo nức, mơn man, rộn rã, tưng bừng,…đã chứng tỏ tâm trạng in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời.
b.
- Trên đường đi: Thấy cảnh vật chung quanh dường như có sự thay đổi
- Nhìn sân trường: Cao ráo, sạch sẽ hơn so với trường làng
- Khi xếp hàng vào lớp: Tim ngừng đập, òa khóc, ríu cả chân lại
- Khi ngồi trong lớp: Nhìn vật gì cũng thấy hay và lạ, lạm nhận bàn ghế là của riêng mình.

Câu 3.
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản chính là nói tới chủ đề mà văn bản đã xác định, không lạc đề, xa đề
- Để đảm bảo tính thống nhất của một văn bản cần xác định đúng chủ đề giữa các mục, các phần và giữa các từ ngữ then chốt trong văn bản.

chúc bạn hok tốt ><