Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 20
Số lượng câu trả lời 78
Điểm GP 4
Điểm SP 56

Người theo dõi (9)

Đang theo dõi (52)

Mai Hà Trang
Titania Angela
minh nguyet

Câu trả lời:

Dù ở đâu Tổ quốc vẫn trong lòng.TY đất nước đến từ trong sâu thẳm trái tim mỗi con người,nó có thể là một việc làm rất đơn sơ mộc mạc chẳng khoa trương.Đối với những người ngư dân một nắng hai sương,yêu nước quả là một từ thật vĩ đại nhưng những gì họ đang làm sau mỗi chuyến ra khơi lại chính là một việc làm chứa chan tc thiêng liêng đó.Nhờ đó những vùng biển chủ quyền luôn có cá bạc đầy khoang và giữa sóng nước mênh mông lá cờ Tổ quốc luôn tung bay trên những con thuyền.
Đánh bắt hải sản trên 2 ngư trường truyền thống Hoàng Sa và TRường sa là một việc làm quen thuộc với mỗi ngư dân Việt Nam ngàn đời nay.Mỗi lần ra khơi là họ lại phơi phới niềm tin một mẻ cá bội thu ,trời yên biển lặng để chuyến hải hành diễn ra suôn sẻ.Tuy nhiên vươn ra khơi luôn tiềm ẩn những hiểm nguy,may rủi nhưng với quyết tâm vì cuộc sống,vì chủ quyền thiêng liêng của dân tộc họ sẵn sàng đối mặt với thách thức trước đầu sóng ngọn gió.
Gian nan nguy hiểm có đứng giữa biển cả mới thấm được nỗi vất vả của người ngư dân.Họ goị biển là mẹ bởi biển đã cho họ cá tôm và từ họ họ lớn lên nhờ tấm lòng của mẹ biển.Khi kéo một mẻ lưới nặng họ phải làm suốt từ lúc tinh mơ đến chiều tà,phơi mình giữa cái nắng gay gắt,cái hơi gió mặn mòi của biển khơi .Hẳn vì lẽ đó mà nhà thơ Tế Hanh đã viết:’’Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.......nồng thở vị xa xăm’’.Nhưng chính sự giàu có của biển cả lại là niềm vui,nụ cười của người dân chài.Tuy nhiên không hẳn lúc nào cũng đánh bắt đc nhiều cá và đó là một sự thất vọng vô cùng lớn mỗi chuyến ra khơi.Không chỉ vậy họ còn đối mặt với dông bão,biển động có thể ập đến bất kỳ lúc nào và đã có không ít con thuyền không bao giờ quay lại đất liền.Trên biển cách đất liến cả trăm hải lý chỉ cần một sự cố nhỏ về sức khỏe cũng có thể cướp đi sinh mạng con người.Nhìn hỉnh ảnh những ngư dân trên biển có lẽ ta sẽ tự hỏi rằng không biết nước biển tự nhiên mặn hay mặn bởi chính mồ hôi nước mắt con người một năngs hai sương đang đổ xuống ngày đêm.
Nguy hiểm không chỉ đến từ thiên nhiên mà còn đến từ chính con người.Trong lúc đó họ không đơn độc bởi trên vùng biển HSa không lúc nào vắng bóng tàu cá VN.Họ đoàn kết lại với nhau khi tàu bạn gặp nạn.Đáng nguy hiểm hơn khi gần đây TQ hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trên vùng biển H SA cùng với đó huy động hàng chục tàu vỏ sắt có vũ trang bảo vệ.Nhìn lại lịch sử 1974 TQ đã gây ra hải chiến H SA,rồi 1988 Hải chiến TSA,tuyên bố đường lưỡi bò chín khúc liếm trọn biển Đông,thành lập Tp Tam Sa,...Tất cả những những hành động đơn phương đó trái với luật biển 1982,quy tắc ứng xử trên biển Đông DOC ,nó đi trái với đạo lý thể hiện một sự tham vọng vô lý của một cường quốc đang trỗi dậy.Sự vô lý và mang tính chất nguy hiểm khi tàu TQ liên tiếp đâm va,phá hoại tàu cá VN khi họ đang đánh bắt cá trên chính vùng biển của mình.Hơn bao giờ hết lòng quyết tâm của người ngư dân lúc này có vai trò quan trọng trong viếc khẳng định chủ quyền Tổ quốc.Trước sự hung hăng,hăm dọa từ phía TQ những ngư dân không hề nản chí mà trong trái tim họ bùng cháy ngọn lửa yêu nước mãnh liệt.Nhiều con tàu công suất lớn liên tục đc đóng mới để ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển,bám ngư trường.Bởi với họ con tàu là nhà,biển cả là quê hương,con cá bạc là miếng cơm manh áo,ngư dân VN với lòng can đảm sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy vì cuộc sống,vì chủ quyền đất nước.Họ-những người ngư dân sẽ tiếp tục đấu tranh,tiếp tục khai thác cá trên ngư trường H Sa truyền thống.Sau họ còn có gia đinh và quê hương là nguồn động lực.Bên cạnh họ luôn có những chiến sĩ cảnh sát biển,chiến sĩ HQNDVN luôn sát cánh cùng họ khẳng định vùng biển chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của tổ quốc CHÚC BẠN HOK TỐT ><

Câu trả lời:

Nhớ rừng không chỉ để lại trong lòng người đọc những tâm sự của chú hổ trong những tháng ngày giam hãm, đầy căm hận và uất ức, Đó còn là bức tranh tranh thiên nhiên tuyệt sắc về núi rừng, được tác giả khắc họa qua khổ 3 của bài thơ. Đó là những đêm trăng thơ mộng, huyền ảo giữa núi rừng. Ánh trăng vàng trên bầu trời tự do tỏa ánh sáng chan hòa lên cảnh vật và thả bóng xuống dòng suối mát trong. Sau một ngày kiếm mồi no nê, chú hổ như say đắm, ngất ngây trước trước ánh trăng đầy mơ mộng. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Hay những ngày mưa giữa núi ngàn, trong tiếng mưa thét gào, dữ dội, chú hổ lặng yên ngắm nhìn giang sơn đổi mới. Và trong ngày mới trong ánh bình minh tinh khôi, muôn loài cỏ cây, chim ca thức giấc, âm thanh của ngày mới như bản hòa ca của núi rừng cho giấc ngủ của hổ thêm “tưng bừng”. Bức tranh có màu, có sắc, có thanh thật sống động và vui tươi biết mất. Và bức tranh cuối khép lại là ánh đỏ rực của máu và mặt trời sắp tắt. Hình tượng chú hổ hiện lên là một loài mãnh thú, là bá chủ của của muôn loài chốn rừng xanh. Chẳng thế mà mặt trời trong đôi mắt của vị chúa sơn lâm cũng trở nên nhỏ bé, chỉ còn là “mảnh mặt trời”. Con hổ không được tự do phóng khoáng như trước kia nữa.Chỉ bằng vài nét họa, tác giả đã vẽ lên được bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn, sống động với những nét đẹp tuyệt sắc dù ngày nắng hay mưa, dù khoảnh khắc bình minh hay đêm tối huyền bí. Và trong nỗi nhớ mong khôn nguôi đó, chú hổ càng thêm buồn bã, tuyệt vọng với hoàn cảnh thực tại để rồi thốt lên tiếng than đau đớn:”Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Phải chăng đó cũng là tiếng than của nhà thơ trước thực tại đất nước, sống trong cảnh gôn cùm, mất tự do. Khổ thơ thứ ba là đã vẽ lên bức tranh tứ bình tuyệt sắc của núi rừng và qua đó cũng bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của chúa sơn lâm về quá khức vàng son của mình.

Chúc bạn hok tốt ><

Câu trả lời:

Việt Nam, đất nước nông nghiệp, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước cách mạng tháng Tám hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Và từ buổi đầu khi văn học ra đời và phát triển, đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao là hai tác phẩm như vậy. Đọc những sáng tác này ta thấy vẻ đẹp toả sáng trong tâm hồn của tầng lớp lao động: "Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình".

Trước hết đọc hai văn bản điều làm ta ấn tượng về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám chính là cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực.

Nếu đọc "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta cảm thương cho thân phận của người phụ nữ nông dân dưới chế độ phong kiến thực dân bao nhiêu thì khi đọc "Lão Hạc" của Nam Cao ta lại càng thương cảm và xót xa cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...". Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra.

Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.

CHÚC BẠN HOK TỐT~

Câu trả lời:

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non

Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi Mưa nắng càng bền dạ sắt son

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con.

Tìm những động từ được sử dụng trong bài thơ trên?

-động từ được sử dụng trong bài thơ trên: đứng ,làm , lở,xách,đánh,ra,đập,quản,vá

Bài thơ làm hiện lên hình ảnh người tù ở đây như thế nào?

Là nhà thơ, nhà văn, và là nhà hoạt động chính trị thời cận đại trong lịch sử Việt, Phan Châu Trinh là một chí sĩ yêu nước quả cảm và tài hoa. Dường như trong những tâm hồn chí sĩ như ông, khí phách ngang tàn đã thấm vào máu xương để dù trong hoàn cảnh nào thì vẫn sáng lên như ngọn hải đăng trong đêm tối mịt mùng của thời đại. Bài thơ: “Đập đá ở Côn Lôn” ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo, trong hoàn cảnh ấy, cả bài thơ vẫn sáng bừng khí phách của người anh hùng thời đại.

Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã phác họa nên chân dung vị anh hùng hào sảng:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Đây là bài thơ ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo vì vụ chống thuế ở Trung Kì nhưng đọc hai câu thơ đầu, ta không hề cảm nhận được đây là một người tù khổ sai ở cái nơi mệnh danh là “địa ngục trần gian” mà là một trang nam nhi khí khái hơn người ở giữa trời đất bao la mà Côn Lôn không chỉ là một địa danh đơn thuần mà là một vùng rộng lớn bao la, là phông nền cho hình ảnh cao lớn của con người. Ở giữa nơi bao la hoang vắng ấy, khí phách của con người dường như “lừng lẫy”, hiên ngang tới mức núi non cũng phải rung chuyển.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Những hành động “xách búa”, “ra tay” đi kèm với những động từ mạnh “đánh tan”, “đập bể” trong biện pháp nói quá đã vẽ nên chân dung vạm vỡ khỏe mạnh của người chí sĩ yêu nước. Đây là những chi tiết tả thực được lí tưởng hóa cao độ. Là người tù khổ sai ở Côn Lôn, công việc nặng nhọc chính của những người tù cách mạng đó là đập đá để xây nhà tù. Họ phải dùng những dụng cụ vô cùng thô sơ như búa, xẻng để đập những ghè đá to và vững trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt cùng hoàn cảnh sống kham khổ lại dưới sự quản thúc đòn roi của bè lũ tay sai. Những hành động ấy đi vào trong thơ của Phan Châu Trinh không còn nhuốm màu bi thương mà hùng tráng vô cùng. Ta như cảm nhận được sức mạnh dời non lấp bể của một trang nam nhi trí lớn, trong từng nhát búa bổ xuống không chỉ là sức mạnh thể chất phi thường mà còn là ý chí sắt đá, lòng căm thù giặc sâu sắc.

Và có lẽ cũng chính vì như vậy mà Phan Châu Trinh coi những ngày tháng phải chịu khổ sai ở nơi đây chỉ là thử thách để tôi rèn ý chí và sức mạnh:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Ngày tháng càng dài, con người ta như càng kiên trì, sành sỏi hơn, càng nhiều khổ cực, nắng mưa dãi dầu, lòng con người ta như càng vững, càng tin hơn. Côn Đảo thực chất là nơi mà thực dân Pháp cố tình lập ra để giam cầm những chí sĩ yêu nước, những nhà cách mạng trong khổ sai và tra tấn, muốn làm thui chột ý chí chiến đấu của họ để tiêu tan đi mọi lí tưởng về một dân tộc tự do. Nhưng chúng đã lầm, tinh thần sắt son của những chí sĩ cách mạng không những không mất đi mà giống như vàng càng thử qua lửa thì càng giá trị. Phan Châu Trinh đã coi những năm tháng này chỉ như thử thách tôi rèn bản thân và lí tưởng nơi ông chỉ có thể ngày càng rõ ràng, hun đúc, không bao giờ tàn lụi. Bởi ông đã tự coi mình là:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể sự con con.

Ông tự cho mình là “kẻ vá trời”, người nhận trách nhiệm cao cả và vĩ đại vì sự bình yên và no ấm của muôn dân vì vậy khổ sai ở Côn Lôn chỉ là việc “con con” không đáng kể trong hành trình vĩ đại của ông. Cả bài thơ toát lên một khí phách kiên cường bất khuất với một giọng hào sảng, hiên ngang. Đó chính là tinh thần của những chí sĩ yêu nước cuối thế kỉ XIX với quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi gông kìm nô lệ của chế độ thực dân.

Hình ảnh người chí sĩ yêu nước hiên ngang dõng dạc sẽ không thể phai mờ trong lòng những thế hệ sau, cổ vũ thế hệ tiếp tục bước lên phía trước với một khí phách kiên cường bất khuất, xứng đáng với cha ông ta ngày trước.

chúc bạn hok tốt ><