Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 20
Số lượng câu trả lời 78
Điểm GP 4
Điểm SP 56

Người theo dõi (9)

Đang theo dõi (52)

Mai Hà Trang
Titania Angela
minh nguyet

Câu trả lời:

*Cho câu thơ:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

1/Cho biết tên, tác giả của bài thơ trên? Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

-bài thơ có tên ''Khi con tu hú''

- Tố Hữu (1906 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành

- Sang tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam

4/Viết đoạn văn có độ dài 12 câu theo kiểu tổng-phân-hợp phân tích và nêu cảm nhận của em về những câu thơ trên. Trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép, 1 câu bị động (gạch chân và chú thích)?

Đoạn thơ là những dòng tâm trạng uất ức, bực dọc, tức tối vì cuộc sống ngột ngạt của nhà tù từ khao khát được tự do của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Hè đến rộn ràng qua khung cửa sắt , lòng người chiến sĩ trở nên rộn ràng lạ thường. Trong nơi ngục tù tối tăm, ngột ngạt, gò bò, và không có tự do ấy, chim tu hú cất lên ngoài khung cửa sắt như đánh thức không gian phá bỏ sự im lặng tối tăm nơi ngục tù thôi thúc người chiến sĩ:” đạp tan phòng” để lấy lại tự do cho bản thân mình. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu" như là nỗi khao khát, khắc khoải nhớ thương, mong muốn cháy bỏng được tự do để có thể cống hiến. Đoạn thơ ngắn đã được tác giả khắc họa được tâm trạng và nỗi niềm khao khát tự do, khao khát công hiến, được chiến của người chiến sĩ Cách Mạng bị bắt giam ngục tù.

chúc bạn hok tốt ><

Câu trả lời:

* khái niệm:

- Luật pháp: là 1 hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các nguyên tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung. Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội. - Đạo đức: là 1 hình thái ý thức xã hội, bao gồm những quan điểm, quan niệm, những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự nhận thức, tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp trước những lợi ích đặt ra. * giống nhau: - Đạo đức và pháp luật đều góp phần điều chỉnh hành vi con người sao cho phù hợp với lợi ích, yêu cầu chung của xã hội, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội. - Đều có quan hệ trách nhiệm, bao gồm: + Yếu tố chủ quan: là việc tiếp nhận của con người như thế nào. + Yếu tố khách quan: là những chuẩn mực , yêu cầu đối với con người. - Đều là hình thái ý thức xã hội nên chịu sự thay đổi khi tồn tại xã hội thay đổi. - Đánh giá đạo đức và pháp luật đều liên quan tới hành vi của con người có tính tự giác hay không. * sự khác nhau:
Đạo Đức Luật Pháp
- Nguồn gốc ra đời trước pháp luật.
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng: thì đạo đức mang tính giai cấp, tồn tại cả 2 hệ thống đạo đức cả thống trị và bị trị. Giai cấp nào thống trị xã hội thì đạo đức biểu hiện đặc trưng cho xã hội ấy.
- Việc thực thi mang tính tự giác, tự nguyện, tự thân.
- Mang tính chủ quan.
- Phạm vi tác động của đạo đức mang tính rộng rãi hơn.

- Động cơ hành vi ở bên trong chủ thể nó thôi thúc con người hành động.

- Pháp luật ra đời khi có sự phân chia giai cấp.
- Thì chỉ có 1 hệ thống pháp luật chung, giai cấp thống trị thể hiện ý chí của gai cấp thống trị. Vì pháp luật là công cụ để quản lý xã hội trong vòng trật tự.
- Mang tính bắt buộc, cưỡng chế, tất yếu.
- Căn cứ vào khách quan.
- Hẹp hơn, vì có những điều luật pháp cho phép làm nhưng lại vi phạm đạo đức. Vd: việc sử dụng súng ở Mỹ.
- Ở bên ngoài vì bị bắt buộc.