Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 14
Số lượng câu trả lời 339
Điểm GP 70
Điểm SP 496

Người theo dõi (97)

Đừng Hỏi Tên
Nguyễn Thùy Chi
Min Suga
doan anh nguyen

Đang theo dõi (62)

ttnn
Linh Nguyễn
Tử Đằng

Câu trả lời:

Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới, nằm gần đường xích đạo nên không ai phủ nhận việc nước Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày – quạt máy.

Quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Thành phần chính của quạt máy gồm: động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. Nguyên lí hoạt động của quạt điện được tận dụng rất nhiều trong đời thường, chẳng hạn như phong tốc kế (thiết bị đo gió) và tuốc bin gió thường được thiết kế tương tự như quạt điện.

Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí.Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.
Quạt máy là thiết bị chống nóng chủ yếu trong mùa hè vì nó đơn giản và ít tốn kém về mặt kinh tế. Nhưng nếu sử dụng máy không hợp lý thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ ví dụ như việc ngồi trước quạt lâu, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm theo sự bốc hơi của mồ hôi, dẫn đến bị cảm, đau bụng. Thời gian ngồi quạt mỗi lần khoảng 30 – 60 phút là hợp lý. Khi bật quạt, nên ấn chức năng để quạt quay đi các hướng, không nên để cố định một chỗ. Không nên để quạt thổi với tốc độ cao. Khi nhiệt độ môi trường vượt quá 30oC, nhiệt độ không khí đã gần với nhiệt độ cơ thể, nhiệt năng trong cơ thể người được phát tán chủ yếu nhờ vào sự bốc hơi của mồ hôi. Nếu để quạt thổi quá mạnh, nhiệt độ bề mặt da giảm, lỗ chân lông khép kín, nhiệt độ trong cơ thể không phát tán ra được sẽ làm cho người mệt mỏi, đau nhức lưng. Do vậy, chỉ nên dùng quạt ở tốc độ vừa, tạo ra những luồng gió nhẹ nhàng là được. Đồng thời, chúng ta cũng không nên để quạt thổi quá gần. Không ít người vẫn lầm tưởng khi nóng, càng ngồi gần quạt càng mát, nhưng thực tế nếu ngồi gần quạt quá lâu sẽ càng mệt mỏi. Vì ở phía quạt thổi tới, mồ hôi trên da sẽ bốc nhanh, nhiệt độ giảm xuống, còn phía bên kia mồ hôi bốc hơi chậm khiến cho sự tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi ở hai phía của cơ thể có sự chênh lệch. Lúc này các cơ quan trong cơ thể cần phải được điều chỉnh lại để có sự cân bằng. Khi thời gian kéo dài, sẽ sinh ra mệt mỏi, cảm thấy khó chịu toàn thân. Tốt nhất là để quạt cách cơ thể trên 2 mét.
Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều loại quạt: quạt treo tường, quạt để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần , quạt âm tường, quạt hút gió, quạt thổi gió,… Có rất nhiều cỡ quạt từ quạt gắn trong máy tính nhỏ xíu đến quạt công nghiệp to đùng. Môtơ chạy quạt cũng rất nhiều loại khác nhau, điện một pha , điện ba pha, công suất từ nhỏ tới lớn.

Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc, khăn tắm,… Tính năng vượt trội của quạt điện đã làm cả thế giới phải ngã phục, và có một số đại văn hào, nhà văn đương thời đã trích dẫn quạt điện. Họ ca ngợi các mẫu thiết kế của những chiếc quạt đương thời và có cả một sự thay đổi lớn trong tính an toàn, bảo vệ người sử dụng như chiếc lồng quạt của loại thông gió do nhà thiết kế người Thụy Sĩ Carlo Borer phát minh.

Cái gì cũng có cái hạn của nó. Nếu chúng ta cứ sử dụng nó mà không biết cách bảo quản, nó cũng dần hư đi. Vì vậy, chúng ta cần bảo quản chúng thật tốt bằng cách hoạt động đúng công suất, thời gian sử dụng hợp lí và đem đi bảo trì nếu thấy có trục trặc gì để tránh nguy hiểm (chẳng hạn như cánh quạt bị văng ra) hay tốn công và tiền của để đi sắm cái mới.

Nói tóm lại, quạt máy là một vật dụng rất cần thiết cho đời sống của chúng ta. Nếu ta sử dụng đúng cách, nó sẽ đạt hiểu quả cao, hết công suất. Và nhớ, dùng quạt nhiều quá là cũng không tốt lắm đâu nhé!

Câu trả lời:

Hoa phượng không chỉ đẹp bởi màu sắc, phượng còn là tuổi thơ, là kỷ niệm, là những ngày tháng không phai dưới mái trường của tuổi học trò.

Đất trời sinh ra muôn loài hoa và mỗi loài hoa đều có một cái tên rất đẹp, với những mùi hương quyến rũ. Mỗi loài hoa đều mang một vẻ đẹp riêng. Hoa phượng là loài hoa nở đỏ vào mùa hè, khi các chú ve cất lên bản tình ca mùa hạ.

Hoa phượng không có mùi hương thơm quyến rũ như hoa ngọc lan, hoa lài hay các loài hoa khác. Hoa phượng với những chùm hoa xinh đẹp, sắc hoa rực rỡ giữa trưa hè, biểu trưng cho vẻ đẹp sắc sảo của thời thiếu nữ, sự rực rỡ của tuổi thanh xuân và tô điểm thêm nét đẹp cho tà áo trắng học trò.

Nói đến hoa phượng là nhớ về những ngày vô tư cắp sách đến trường, là mùa chia tay bè bạn, là những đêm hè cùng nhau quây quần trên bãi cỏ ngồi ngắm trăng sao. Trong chúng ta đã có ai không một lần bứt cánh phượng. Nào ép cánh hoa vào vở, nào hái tặng người yêu chùm phượng đỏ...

Cúi xuống nhặt cánh phượng rơi, không ai không bùi ngùi nhớ lại những kỷ niệm của một thời áo trắng, vô tư cười, vô tư yêu, vô tư ca hát, vô tư cầm tay nhau mà không hề e ngại hay đỏ mặt.

Cứ đến mùa hè, dù đi đâu trên khắp cả ba miền đất nước, từ đồng bằng lên miền núi, từ thành thị đến nông thôn... ở đâu ta cũng bắt gặp màu đỏ tươi thắm của chùm phượng vĩ.

Không hiểu từ bao giờ và ai đã có ý tưởng thật hay là trồng những cây phượng nơi trường học. Những bông hoa đỏ thắm như nhắc nhở ngày chia tay của niên học đã sắp gần kề. Ở thời điểm không có điện thoại, không có internet, ta mới thấm thía được cái cách xa biền biệt của chia ly.

Có những người bạn cùng lớp khi nghỉ hè trở về quê. Chúng ta chỉ gặp lại được họ trong niên học mới khi những bông hoa phượng bắt đầu rơi rụng khắp sân.

Hoa phượng không phải là một loài hoa hiếm. Hoa nở liên tục từ khoảng giữa tháng năm cho đến giữa tháng chín, đôi khi vào tháng 10, người ta còn tìm thấy một vài chùm hoa giấu mình sau những tàn lá xanh. Hoa nở từng chùm.

Mỗi hoa có năm cánh, bốn cánh màu đỏ cam mang những vết loang màu đỏ đậm, cánh thứ năm dày hơn. Hoa phượng mang một dáng vẻ kiêu sa với màu trắng mượt, điểm những vệt đỏ hài hòa như đuôi của một loài chim phượng, cho nên hoa đã được gọi là hoa phượng vĩ.

Khi còn trong nụ, nhất là khi nụ còn non, phải để ý lắm mới phân biệt được sự khác nhau giữa các cánh hoa. Hình như chúng ta ít ra cũng một lần ép cho mình một vài cánh phượng giữa những trang vở học trò mang đầy nét chữ vụng dại.

“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, bởi phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến. Cô học sinh nhỏ sớm nay chợt giật mình: “Phượng nở rồi sao?”, rồi cô nhìn mông lung, ánh mắt đong đầy biết bao nhiêu là cảm xúc.

Có ai hiểu tại sao phượng nở là chia tay, có ai trả lời được tại sao tuổi học trò lại yêu hoa phượng? Hình bóng thầy cô cứ trải dài theo những trang sách nhỏ, bên tấm bảng đen, và trên cả những buổi sớm mai như thế, những buổi sớm mai có màu hoa đỏ lốm đốm in trên bầu trời, trong khoảng sân trường vắng lặng ươm đầy hoa nắng.

Cánh phượng hồng bất chợt rơi, khẽ chạm vào nụ cười của những cô cậu học trò cuối cấp. Họ nhìn theo, một thoáng ngơ ngác, bâng khuâng… Nhớ lại một thời áo trắng, ngồi bên gốc phượng tung tăng vui đùa, đôi khi vô tình giẫm lên những cánh hoa phượng ngời sắc đỏ, đã đồng hành với tuổi học trò và vời vợi lúc chia xa.

Phượng tỏa hương khác với các loài hoa. Nó hăng hăng, chua chua nhưng không gắt như trái me, trái sấu, mà man mác đượm một nỗi niềm hoài vọng xa xôi. Phượng vừa là sự khởi đầu, vừa là sự kết thúc......

Câu trả lời:

Đã ba năm rồi kể từ ngày ấy – ngày em chập chững những bước chân đầu tiên đi đến với chân trời mới, chân trời tri thức. Em còn nhớ buổi sáng ngày khai giảng bầu trời trong xanh, những chú sơn ca bay lượn trên bầu trời thi nhau hót lứu lo như muốn chào mừng em trở thành cô trò nhỏ.

Buổi sáng hôm ấy, cùng với bạn bè của mình bước đi trên con đường làng quen thuộc nhưng dường như em cảm thấy con đường hôm nay cũng mang một vẻ đẹp nên thơ hơn. Đến trường lũ trò nhỏ chúng em đã hoàn toàn choáng ngợp bởi quang cảnh sân trường ngày khai giảng, nào hoa, nào cờ, nào bóng bay, bào biểu ngữ, tất cả mọi thứ đều mang một màu sắc tươi mới như muốn chào mừng chúng em đến với ngôi nhà lớn này.

Tiếng trống trường vang lên, báo hiệu buổi lễ khai giảng bắt đầu, những bài hát về buổi đầu đi học, những lời chào mừng của thầy hiệu trưởng và tiếng vỗ tay râm ran như tiếp thêm một nguồn sức mạnh lớn cho lứa học trò mới chúng em mà bây giờ khi nhớ lại trong em vẫn còn vẹn nguyên tâm trạng xúc động, bồi hồi và hãnh diện – hãnh diện vì từ nay mình cũng là một cô học sinh như bao anh chị khác. Ở chân trời mới này, tất cả mọi người ai ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều mang chung một nét mặt – vui tươi.

Bây giờ, em đã là cô bé lớp bốn và đã trải qua ba lần được chào đón các em lớp một, song ấn tượng về buổi đầu đi đến trường thì mãi vẹn nguyên như thuở ban đầu. Cho dù bây giờ hay mai sau em vẫn sẽ luôn luôn ghi nhớ ngày hôm ấy – ngày đầu tiên đưa em đến với kho tàng kiến thức.

Câu trả lời:

Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm. Chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy và nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”

- Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người…. Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.


Câu trả lời:

Những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã qua lâu. Nhưng những dấu ấn của thời đại ấy vẫn ghi lại đầy đủ trong tâm trí bao lớp người. Chất thơ của một thời hùng vĩ, cao cả dường như kết tinh trong hình tượng người mẹ, để cho các nhà thơ, nhạc sĩ ngợi ca. Có một bài thơ đã ra đời trong những ngày tháng ấy,được phổ nhạc để vút lên âm điệu đầy xúc động về người mẹ: Đất quê ta mênh mông của Dương Hương Ly. Cái hay của bài thơ chính là ở tình cảm xúc động và giản dị.
Không phải ngẫu nhiên khi nhan đề bài thơ là "Đất quê ta mênh mông" nhưng hình tượng xuyên suốt bài thơ lại là Bà mẹ đào hầm. Nhà thơ có sự liên tưởng từ thực tế công việc của mẹ nhưng cảm hứng này cũng gắn liền cảm hứng trữ tình công dân của thi ca chống Mỹ. Tố Hữu từng viết:
Việt Nam ôi Tổ quốc thương yêu
Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng
Dương Hương Lylà nhà thơ - chiến sĩ hoạt động trên chiến trường miền Trung - Tây Nguyên, là người trực tiếp chứng kiến và chịu ơn sự hy sinh lặng thầm của những người mẹ nên có lẽ cảm hứng về Đất nước giàu ấn tượng từ người mẹ cũng là điều dĩ nhiên.Người Mẹ bình thường nhưng vĩ đại đã hiện lên trong những dòng thơ đầy ám ảnh,kết tinh vẻ đẹp của cả một thời đại chống Mỹ.
Bài thơ bắt đầu từ một câu chuyện được kể lại ngắn gọn, giản dị:
Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh
Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc
Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác
Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh
Giản đơn là vậy, việc đào hầm của mẹ! Nhưng có sự bất bình thường ở chỗ nhà thơ xâu chuỗi hai khoảng thời gian "tóc còn xanh" đến khi "phơ phơ đầu bạc". Công việc diễn ra thật âm thầm lặng lẽ, hòa cùng không gian của bóng đêm, bền bỉ miệt màikhông ngừng nghỉ. "Bao đêm rồi...", lời thơ như một câu hỏi vọng lên để nhà thơ bày tỏ lòng kính phục sự kiên trì nhẫn nại của mẹ. Hai âm thanh được diễn tả thật khác nhau: một bên là "đại bác", một bên là "tiếng cuốc vọng năm canh".Hóa ra việc đào hầm ấy không hề đơn giản vì đã đối mặt, thách thức sự hủy diệt của kẻ thù.
"Tiếng cuốc vọng năm canh" là âm vang tấm lòng người mẹ, để những đứa con dưới hầm bí mật và nhà thơ nhận ra một ý nghĩa thật lớn lao:
Đất nước mình hai mươi năm chiến tranh
Tiếng cuốc năm canh nặng tình đất nước
Hầm mẹ giăng như lũy như thành
Che chở mỗi bước chân con bước
Hai mươi năm -đủ để một thế hệ lớn lên, hai mươi năm - cũng là thời gian cả dân tộc phải đốiđầu với sự hủy diệt của kẻ thù để bảo vệ nền độc lập tự do. Có một điều nhà thơ không nói rõ nhưng người đọc có thể nhận ra: đó cũng là thời gian đằng đẵngnhuộm mái tóc xanh của mẹ thành "phơ phơ đầu bạc" - một thời xuân sắc đã điqua. Niềm vui của mẹ, tình yêu đời mẹ nằm trong "tiếng cuốc năm canh" đều đều như nhịp tim thôi thúc. Dương Hương Ly dồn hết tình cảm vào câu thơ ngợi catình mẹ - "nặng tình đất nước". Câu thơ không phải cách so sánh thông thường màchứa đựng niềm cảm phục kính yêu của những đứa con chiến sĩ. Thành quả của mẹ, công sức của mẹ là ở những chiếc hầm bí mật "giăng như lũy như thành". Sức vócmảnh mai của người mẹ "phơ phơ đầu bạc" vụt lớn lao thành sức mạnh Nhân Dân.
Từ niềm vuisứơng, biết ơn của một đứa con được bao bọc, chở che trong tình yêu của mẹ, nhàthơ chợt phát hiện ra một điều tưởng như nghịch lý:
Đất quê ta mênh mông
Quân thù không xăm hết được
Lòng mẹ rộng vô cùng
Đủ giấu cả hàng sư đoàn dưới đất
Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam
Như một chân lý giản đơn, khi thế trận của lòng dân "giăng như lũy như thành", kẻ thù phải bó tay, bất lực. Tác giả lại đưa ra một liên tưởng đầy ấn tượng từ "lòng mẹ" đến "lòng đất mẹ". Xưa có câu chuyện mẹ Âu Cơ bọc lũ con trong bọc trăm trứng,nay người mẹ đào hầm bao bọc "cả hàng sư đoàn". Phải chăng tác giả cũng đangnghĩ về một mẹ Âu Cơ của thời đại chống Mỹ? Duy có một điều khác chăng là ngườimẹ ở đây không bước ra từ huyền thoại mà bằng xương bằng thịt, bằng tất cả sựbao dung của tình yêu nước lớn lao. Đó cũng là cơ sở để nhà thơ nhận ra "sức mạnh Việt Nam" từ một nghịch lý "Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất". Sức mạnh của dân tộc tạo nên từ ơn sinh thành của người mẹ, sức mạnh ấy hội tụ cả lòng nhân ái và chủ nghĩa anh hùng. Từ cảm nhận này của Dương Hương Ly, ta chợt nhớ đến một lời ca ngợi của đại văn hào Nga M.Gorki : "Không có Người Mẹ thì cả anh hùng, cả nhà thơ đều không có. Sức mạnh Việt Nam - dân tộc anh hùng và nghệ sĩ- đã bắt nguồn từ người mẹ bình thường mà vô cùng vĩ đại, có lẽ đó là đều nhà thơ phát hiện được từ công việc âm thầm của mẹ.
Cuộc sinh nởnào mà chẳng đớn đau! Nhưng nỗi đau của mẹ lại gắn với những trận đòn thù của bầy giặc Mỹ điên cuồng, hèn hạ và bất lực. Có thể tác giả đã hơi tham lam khi đưa thêm vào chi tiết để tố cáo tội ác của kẻ thù cũng như để ngợi ca ý chí kiên cường của mẹ. Không một người mẹ bình thường nào lại không sẵn sàng chịu đau vì những đứa con mình. Sự lặng yên của mẹ là cái lặng im của đất. Ta có thể nhận ra ở đây nỗi đau đớn xót xa của những đứa con chiến sĩ cũng như quyện chặt vào cùng đất mẹ, như chờ phút bùng lên rửa hận. Còn mẹ thì vẫn thế:
Trên mình mẹ mang nhiều thương tật
Tóc mẹ bạc rồi lại bạc thêm
Nhưng đêm đêm
Tiếng nhát cuốc vẫn xóay vào ruột đất
Trong tiếng cuốc của mẹ, có cả nỗi đau xoáy ruột của cả những đứa con. Tiếng cuốc như thôi thúc, như giục giã lòng con quyết sống mái với kẻ thù.
Để rồi sức mạnh của mẹ truyền cả cho những đứa con:
Có những đoàn quân từ lòng đất xông lên
Quân thù bạt vía
Xung quanh chúng đâu cũng là trận địa
Đất quê ta mênh mông
Lòng mẹ rộng vô cùng
"Diệt Mỹ là cao cả của tình yêu", chỉ có chiến đấu tiêu diệt kẻ thù mới là sự đáp lại đầy đủ nhất tình mẹ dành cho những người chiến sĩ. Sự che chở âm thầm, sự hy sinhlớn lao của mẹ dành cho những đứa con dưới hầm bí mật đã góp thêm sức mạnh khiến "quân thù bạt vía". Một lần nữa điệp khúc "Đất quê ta mênh mông - Lòng mẹ rộng vô cùng" lại cất lên như một vĩ thanh để người đọc nhận ra ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu chống Mỹ, vì Đất quê ta, vì Mẹ, vì những tình cảm lớn lao.Và một lần nữa, vóc dáng của Mẹ đã lớn mênh mông ngang tầm Đất Nước.
"Đất quê ta mênh mông" của Dương Hương Ly chỉ là một cảm nhận rất riêng của nhà thơ về sứcmạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thời đại chống Mỹ qua hình tượng Người Mẹ đào hầm. Nhưng hình tượng bất tử của Mẹ đã vượt qua thời gian để lưu lại mãitrong những lời ca dạt dào về mẹ. Đó cũng là nguồn cảm hứng về một thời đại giàu chất sử thi mà sau này một lần nữa ta còn gặp trong lời ca về mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn "Mẹ về đứng dưới mưa, che từng căn hầm nhỏ...". Hình tượng người mẹ - đất nước trong thời đại chống Mỹ sẽ mãi còn là nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận.
Hiểu bài thơ để chúng ta hiểu hơn về một thời đại hào hùng của dân tộc. Ta cũng hiểu tấm lòng rất đẹp của một nhà thơ - chiến sĩ dành cho mẹ, cho Tổ quốc. Từ tình yêu của mẹ, ta hiểu vì sao đất nước đối với ta lớn lao nhưng gần gũi thân thương vôcùng.
Giờ đây, mỗi khi giai điệu bài ca về người mẹ đào hầm vang lên trên sóng phát thanh, đài truyền hình, vang lên đâu đó giữa đời thường bộn bề toan lo hối hả, hình ảnh mẹ "phơ phơ đầu bạc" trong bài thơ Dương Hương Ly lại hiện lên lồng lộng trong tâm trí, như một lời nhắc nhớ mỗi chúng ta...