Trình bày một vấn đề

Nội dung lý thuyết

I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề

- Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong học tập, nhiều lúc chúng ta cần phải trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể hoặc trước người khác để bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức của mình cũng như thuyết phục họ cảm thông và đồng tình với mình.

VD: phát biểu xây dựng bài, phát biểu trong các cuộc sinh hoạt tổ, sinh hoạt lớp, đại hội lớp, đại hội Đoàn,...

- Công việc này không dễ dàng thực hiện một cách có hiệu quả như mong muốn. Trước mắt, chúng ta hãy rèn luyện một số thao tác đơn giản, cần thiết nhất.

II. Công việc chuẩn bị

1. Chọn vấn đề trình bày

- Đề tài "Thời trang và tuổi trẻ" đặt ra nhiều vấn đề cần thảo luận, trao đổi, tuy nhiên mỗi người chỉ nên nói về một khía cạnh nào đó mà thôi.

- Nhiệm vụ đặt ra là anh (chị) phải chọn một vấn đề nào để trình bày. Để có cơ sở chọn lựa, hãy suy nghĩa và xác định:

+ Đề tài "Thời trang và tuổi trẻ" có thể bao gồm những vấn đề nào?

+ Người nghe là những ai (tuổi tác, trình độ, giới tính, nghề nghiệp,...)? Họ đang quan tâm đến vấn đề gì?

+ Bản thân anh (chị) am hiểu và thích thú vấn đề nào?

- Việc lựa chọn vấn đề trình bày tuỳ thuộc vào đề tài chung, hiểu biết của bản thân, lượng tư liệu thu thập được, tính hấp dẫn của khía cạnh được lựa chọn và sự quan tâm của người nghe.

2. Lập dàn ý cho bài trình bày

- Thời gian dành cho một cá nhân phát biểu không nhiều nên việc cân nhắc tính toán trình bày những nội dung gì, theo cách nào, thứ tự ra sao, nhấn mạnh vào ý nào,... cần được ghi lại một cách cụ thể, rỏ ràng. 

-> Việc lập dàn ý là hết sức cần thiết: một mặt nó đảm bảo cho việc trình bày đúng, đủ, hàm súc về nội dung, mặt khác nó giúp chúng ta chủ động trong lúc trình bày.

- Dàn ý bài trình bày một vấn đề cũng tương tự như dàn ý của một bài văn. Anh (chị) đã chọn được vấn đề trình bày, bây giờ cần tiến hành lập dàn ý. Hãy thực hiện một số việc cụ thể theo những gợi ý sau:

+ Để làm sáng tỏ một vấn đề được lựa chọn, cần phải trình bày bao nhiêu ý?

+ Các ý đó được triển khai thành những ý nhỏ nào?

+ Sắp xếp các ý theo trình tự nào cho hợp lí? Ý nào là trọng tâm của bài trình bày?

+ Chuẩn bị trước những câu chào hỏi, kết thúc, chuyển ý và dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ khi nói.

@1261688@@1261768@

III. Trình bày

1. Bắt đầu trình bày

- Bắt đầu (chào hỏi khi xuất hiện).

- Bước lên diễn đàn, không nên vội vàng, hấp tấp trình bày ngay.

2. Trình bày nội dung

- Giới thiệu nội dung chính.

- Trình bày từng ý chính.

- Dùng câu chuyển, câu liên kết để chuyển ý từ nội dung này sang nội dung khác.

- Xem xét phản ứng của người nghe để có thể điều chỉnh nội dung, cách nói và tư thế, điệu bộ của mình.

3. Kết thúc và cảm ơn

- Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính.

- Cảm ơn người nghe.

@1261921@

IV. Ghi nhớ

1. Kỹ năng trình bày một vấn đề là một kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống.

2. Trước khi trình bày, cần tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâm lí, sở thích của người nghe; lựa chọn nội dung và lập dàn ý cho bài trình bày. Các bước trình bày thường theo thứ tự: chào hỏi, tự giới thiệu, lần lượt trình bày các nội dung đã định, kết thúc và cảm ơn.

3. Để trình bày đạt hiểu quả, cần đảm bảo các yêu cầu của giao tiếp khẩu ngữ về nội dung, âm thanh, lời nói, cử chỉ, điệu bộ.

@1262109@